Tương lai của trái đất dưới góc nhìn trẻ thơ

Trẻ em là tương lai của thế giới, hãy xem "tương lai" của chúng ta thấy được gì và cùng suy ngẫm nhé?!

“Ý thức trách nhiệm của các thế hệ tương lai đối với hành tinh xanh phải được bồi dưỡng ngay từ thuở nhỏ”- đó là quan điểm khiến các nhà bảo vệ môi trường tổ chức ra cuộc thi vẽ tranh quốc tế có tên ICPC.

ICPC (International Children's Painting Competition on the Environment) là cuộc thi vẽ tranh quốc tế diễn ra hàng năm với chủ đề môi trường, dành cho các em thiếu nhi từ 6 - 14 tuổi. Cuộc thi do Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), Tổ chức Hòa bình toàn cầu của Nhật Bản (FGPE) cùng các Tập đoàn Bayer, Nikon đồng tổ chức.

Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng các tác phẩm đạt giải trong cuộc thi ICPC 2012, 


Trái đất nóng lên khiến gấu Bắc Cực phải thay áo lông bằng... bikini cho mát.

Chuyện cổ tích về cô giáo gần 20 năm nằm nghiêng… dạy học

Bằng nghị lực, tình yêu cô Hoa đã viết nên một câu chuyện cổ tích, khi gần 20 năm nay luôn duy trì lớp học với khoảng 10 - 15 em ngay tại nhà của mình.
Cách đây 19 năm, lúc đang là một giáo viên tiểu học, cô giáo Trần Thị Hoa (hiện 58 tuổi, ở khu phố 5A, phường Lộc Sơn, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) bỗng bị một tai nạn kinh hoàng khiến cô bán thân bất toại, nằm một chỗ, vĩnh viễn không thể đi lại được. Thế nhưng, bằng nghị lực, tình yêu và những khát vọng, cô Hoa đã viết nên một câu chuyện cổ tích khi gần 20 năm nay vẫn luôn duy trì một lớp học với khoảng 10 - 15 em ngay tại nhà của mình. Ở đó, ngày ngày cô vẫn nằm nghiêng trên giường dạy học trò viết, uốn nắn từng nét chữ cho bao trẻ em nghèo khó nơi đây.


Những học sinh của cô giáo Hoa.

Hài hước ảnh người biến thành “dị nhân”

Ảnh chụp bị lỗi là điều không ai mong muốn, nhưng những sai sót gây ra trong khi chụp ảnh lại tạo nên những khoảnh khắc hết sức độc đáo và hài hước mà khi nhìn vào đó nhiều người sẽ phải bật cười.
Kỹ thuật chụp ảnh toàn cảnh (Panorama) là một trong những hiệu ứng chụp ảnh mà hầu hết điện thoại thông minh ngày này đều được trang bị. Để sử dụng kỹ thuật chụp ảnh này, người dùng sử dụng máy ảnh để di chuyển (theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc) và chụp lại toàn cảnh, để cuối cùng tạo ra một bức ảnh toàn cảnh với góc nhìn rộng.

Về cơ bản, kỹ thuật chụp ảnh góc rộng sẽ tương tự như khi ghép nhiều bức ảnh ở các góc chụp liên tiếp nhau để tạo nên một bức ảnh toàn cảnh. Thông thường, kỹ thuật chụp ảnh góc rộng thường chỉ áp dụng với ảnh chụp phong cảnh và các đối tượng tĩnh. Tuy nhiên, với những bức ảnh chụp góc rộng có sự xuất hiện của con người hay các đối tượng chuyển động, kết quả cuối cùng đôi khi không phải là một bức ảnh toàn cảnh như mong muốn, mà là hình ảnh ghi lại những khoảnh khắc hài hước và vô cùng độc đáo, do camera ghi lại các chuyển động của đối tượng trước ống kính trong khi người dùng vẫn di chuyển camera để quét toàn cảnh.

Cô gái miền Tây biến gạo thành những bức tranh đầy nghệ thuật

Những tác phẩm tranh gạo của cô gái xinh xắn Nguyễn Thúy Vy đã được trưng bày tại nhiều triển lãm trong và ngoài nước.
Biến gạo… thành tranh
Nguyễn Thúy Vy là cái tên gắn liền với tranh gạo từ khi còn là sinh viên của trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM. Cô bạn biết đến tranh gạo khá tình cờ khi thấy anh họ xếp gạo để làm đề án ở trường mỹ thuật. Cảm thấy thích thú và mong muốn “tôn vinh, thổi hồn vào mỗi hạt gạo quê hương”, Thúy Vy đã bắt đầu mày mò và tạo ra những sản phẩm tranh gạo độc đáo.
Cô gái miền Tây nổi tiếng với tranh nghệ thuật từ gạo
Thúy Vy bên những bức tranh gạo mang thương hiệu Quỳnh Vy của mình
Những hạt gạo quen thuộc qua đôi bàn tay của người nghệ nhân trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, mang trong đó cả hơi thở của đồng quê và chứa đựng những giá trị văn hóa lâu đời của đất nước.

Một số mô hình cổng trại.

Đây là một số mô hình cổng trại mà mình sưu tầm được. Có nhiều cái ko đẹp nhưng ý tưởng là quan trọng nhất...



OLYMPIC TIN HỌC SINH VIÊN VIỆT NAM & KỲ THI LẬP TRÌNH SINH VIÊN QUỐC TẾ ACM/ICPC ĐÀ NẴNG 2013

Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam (OLP) là sáng kiến của Hội Tin học Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và Bộ giáo dục và Đào tạo nhằm động viên phong trào học tập tin học và khuyến khích các tài năng tin học trẻ. Bắt đầu từ năm 1992, Kỳ thi đã được tổ chức định kỳ hàng năm với sự tham gia của đông đảo sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước. Từ năm 2005, sau những năm thử nghiệm với tiêu chuẩn thi lập trình quốc tế ACM/ICPC cho quy trình chấm thi và thi trực tuyến cho khối thi tập thể ”lều chõng”, từ năm 2006 Việt Nam chính thức được chấp thuận tổ chức Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC (ACM International Collegiate Programming Contest) Khu vực Châu Á. Từ năm 2007, Olympic Tin học sinh viên Việt Nam đã kết nối với Kỳ thi ACM/ICPC thành một Hội thi tin học cho sinh viên Việt Nam và Khu vực Châu Á. Quy mô và phạm vi của Kỳ thi mở rộng theo quy định chung của Chính Phủ và bảo trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đăng cai.