Vàng “mọc” trên cây, quá trình tiến hóa của con người có thể được viết lại… là những phát hiện mới có thể khiến bạn ngỡ ngàng.
10 nhân vật nổi tiếng trong văn học cổ điển
Người đăng:
Unknown
Asin, Tybalt, Lucifer, Sherlock Holmes… là những nhân vật nổi tiếng, tạo dấu ấn khó quên trong lòng nhiều thế hệ độc giả cho tới nay.
1. Asin
Asin là con của nữ thần biển Thetis và người trần. Khi ra đời, chàng được mẹ cầm chân dốc ngược và nhúng cả người vào dòng sông Styx, do đó chàng có mình đồng da sắt, chỉ có gót chân là điểm yếu vì không được nhúng nước. Ngày nay, thuật ngữ “gót chân Asin” chính là ám chỉ điểm yếu chết người.
Theo lời tiên tri, quân Hy Lạp sẽ không chiếm được thành Troia nếu không có Asin, chàng trở thành chiến binh bất bại, nhưng do bất hòa với Agamemnon, Asin rời bỏ cuộc chiến. Ngay sau đó, chàng nhận được tin người bạn thân nhất đã bị Hector giết chết, Asin tức giận quay lại và bắn chết Hector cùng bảy người con của vua Priam. Cuối cùng do thái độ nhục mạ thần Apollo, nên Asin bị thần hướng mũi tên của Paris vào gót chân, điểm yếu chí mạng của chàng, chàng gục xuống, kết thúc cuộc đời đầy oanh liệt.
Những tác phẩm điêu khắc từ giấy cũ
Người đăng:
Unknown
Một thế giới thực được tái hiện sinh động đến từng chi tiết trên những trang giấy báo cũ đó các ấy!
Bằng tài năng và sự khéo léo, nhà điêu khắc giấy 41 tuổi đến từ Cambridge, Anh - Justin Rowe - đã tạo ra những tác phẩm đẹp lung linh chỉ với việc sử dụng giấy, con dao mổ và nhíp.
Rowe cho hay ông bắt đầu bén duyên với sự nghiệp điêu khắc giấy từ năm 2010. Trong khi trang trí những cửa sổ ở hiệu sách nơi ông làm việc, ông đã nảy ra ý tưởng biến những trang giấy thành tác phẩm giấy 3D.
Những tác phẩm của Rowe hầu hết lấy ý tưởng từ các tác phẩm văn học, phim hoạt hình ngắn hoặc những những câu chuyện cổ tích và hoạt động của cuộc sống thường nhật.
Cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm giấy sáng tạo này nhé!
Nguồn gốc của các biểu tượng nổi tiếng thế giới
Người đăng:
Unknown
Biểu tượng @, icon của USB, Bluetooth… thường xuyên được sử dụng hàng ngày nhưng bạn có biết nguồn gốc ra đời của nó?
Subscribe to:
Posts (Atom)