8. Tỉnh có nhiều bến cảng nhất:
Từ năm 1890, người Pháp đã đưa ra dự án xây dựng một tiền cảng ở Vũng Tàu. Vì lý do ngân sách, mãi hơn 5 năm sau, dự án trên mới được thực hiện vào năm 1896. Tiền cảng Vũng Tàu là một con đê dài hơn 400m, chân đê rộng 15m, mặt đê rộng 4m, được kè đá và đổ bê tông (khoảng 50.000m3), chạy dài từ mũi phía Bắc núi Nhỏ ra cửa biển, ôm lấy bãi Trước (khi ấy gọi là Cocotiers-vịnh Hàng Dừa), với chi phí vật tư 45.000 quan. Đây là hải cảng hiện đại đầu tiên ở Việt Nam, nhưng do thiết kế sai và bị cơn bão Giáp Thìn (1904) phá hoại hoàn toàn.
Một số Kỷ Lục Việt Nam trên đất Bà Rịa-Vũng Tàu xưa nay - Phần II
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
4. Trận địa pháo cổ lớn nhất Việt Nam (1895-1897).
Trận địa pháo cổ hay gọi chính xác hơn là Phòng tuyến của thực dân Pháp ở Vũng Tàu, được xây dựng từ năm 1895-1897, với 23 cổ đại bác có cở đạn từ 140-300mm, nòng dài từ 5-12m, bố trí thành ba cụm pháo đài tại phía Nam núi Nhỏ (11 khẩu, theo tài liệu), Cầu Đá-vịnh Hàng Dừa (4 khẩu) và phía trên Bãi Dâu-núi Lớn (8 khẩu, theo tài liệu). Ba cụm pháo đài này hợp thành một phòng tuyến vững chắc bảo vệ cửa Cần Giờ. Có thể nói đây là hệ thống pháo đài cổ, kiên cố và lớn nhất của Pháp còn lại ở Việt Nam (và cả Đông Dương). Nếu được tôn tạo đây cũng có thể trở thành điểm du lịch độc đáo nhất của Việt Nam.
Trận địa pháo cổ hay gọi chính xác hơn là Phòng tuyến của thực dân Pháp ở Vũng Tàu, được xây dựng từ năm 1895-1897, với 23 cổ đại bác có cở đạn từ 140-300mm, nòng dài từ 5-12m, bố trí thành ba cụm pháo đài tại phía Nam núi Nhỏ (11 khẩu, theo tài liệu), Cầu Đá-vịnh Hàng Dừa (4 khẩu) và phía trên Bãi Dâu-núi Lớn (8 khẩu, theo tài liệu). Ba cụm pháo đài này hợp thành một phòng tuyến vững chắc bảo vệ cửa Cần Giờ. Có thể nói đây là hệ thống pháo đài cổ, kiên cố và lớn nhất của Pháp còn lại ở Việt Nam (và cả Đông Dương). Nếu được tôn tạo đây cũng có thể trở thành điểm du lịch độc đáo nhất của Việt Nam.
Một số Kỷ Lục Việt Nam trên đất Bà Rịa-Vũng Tàu xưa nay - Phần I
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
1. Một số kỷ lục của nhà tù Côn Đảo (1862-1975).
Côn Đảo là nhà tù xa đất liền nhất và đối với thực dân, đế quốc, đây là nơi hội đủ các điều kiện để xây dựng một nhà tù an toàn: không lo đề phòng lực lượng từ bên ngoài đột nhập giải cứu tù, không lo tù trốn và không sợ dư luận lên án khi thẳng tay đàn áp, khủng bố, giết hại tù nhân…
Ngày 28-11-1861, Thủy sư đô đốc Pháp Bonard ra lệnh cho Thông báo hạm Norgazaray do trung úy Lespès chỉ huy chiếm Côn Đảo và tuyên bố chủ quyền của Pháp đối với hòn đảo này. 33 ngày sau đó (1-3-1862), Bonard ra quyết định thành lập nhà tù ở Côn Lôn. Félix Roussel được cử làm quản đốc đầu tiên. Tháng 4-1862, tàu Écho chở 50 người tù Việt Nam đầu tiên ra đảo[1]. Từ đó cho đến ngày 30-4-1975, nhà tù Côn Đảo là địa ngục trần gian của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Côn Đảo là một tổng thể kiến trúc đô thị đặc biệt-đô thị của những người tù. “Đô thị ấy đã tồn tại như một nghịch lý suốt 113 năm” (Võ Văn Kiệt).
- Nhà tù thực dân lâu đời nhất:
Ngày 28-11-1861, Thủy sư đô đốc Pháp Bonard ra lệnh cho Thông báo hạm Norgazaray do trung úy Lespès chỉ huy chiếm Côn Đảo và tuyên bố chủ quyền của Pháp đối với hòn đảo này. 33 ngày sau đó (1-3-1862), Bonard ra quyết định thành lập nhà tù ở Côn Lôn. Félix Roussel được cử làm quản đốc đầu tiên. Tháng 4-1862, tàu Écho chở 50 người tù Việt Nam đầu tiên ra đảo[1]. Từ đó cho đến ngày 30-4-1975, nhà tù Côn Đảo là địa ngục trần gian của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Côn Đảo là một tổng thể kiến trúc đô thị đặc biệt-đô thị của những người tù. “Đô thị ấy đã tồn tại như một nghịch lý suốt 113 năm” (Võ Văn Kiệt).
Hội trại Huấn luyện và công nhận các CLB - Đội - Nhóm toàn năng TP Bà Rịa năm 2013
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
- Thời gian: 6h30, ngày 28/9/2013 tại Trung tâm văn hóa - HTCĐ xã Hòa Long.
- Nội dung:
+ Sáng: Nghi thức, Múa hát tập thể, Dân vũ.
+ Chiều: Sinh hoạt tập thể, Đồng diễn Semaphore.
+ Tối: Sinh hoạt lửa trại.
Nút dây – Nút để nối dây
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
Nút dẹt
Công dụng: Là nút dây thông dụng; dùng để nối 2 đầu dây có tiết diện bằng nhau, buộc hang, buộc dây giày. Là nút kết thúc dây băng cứu thương.
Công dụng: Là nút dây thông dụng; dùng để nối 2 đầu dây có tiết diện bằng nhau, buộc hang, buộc dây giày. Là nút kết thúc dây băng cứu thương.
Nhạc sinh hoạt - Chia tay
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
BÀI CA TẠM BIỆT
Gặp nhau đây rồi chia tay, ngày dài như đã vụt qua trong phút giây. Niềm hăng say còn chưa phai, đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy.
Còn trong ta, tình bao la, cuộc đời niên thiếu bừng lên trong bao ước mơ. rồi suy tư, lời đêm qua, dặn lòng hãy nhớ lời yêu thương nhắn về.
Rừng linh thiêng, rừng Lam Sơn, rừng trầm lên tiếng gọi cây xanh Chí Linh. Về quê hương, về Chi Lăng. Đường về xao xuyến lửa nung soi máu hồng.
Vì đâu anh em chúng ta, giờ đây sắp cùng bùi ngùi xa cách, cớ sao ta không còn trông rồi đây có ngày mình còn gặp nhau, cách nhau nhưng ta hằng vui vì nay biết sau còn ngày sung sướng. Cách xa nhưng ta hằng mong rồi đây có ngày mình còn gặp nhau.
Rừng linh thiêng, rừng Lam Sơn, rừng trầm lên tiếng gọi cây xanh Chí Linh. Về quê hương, về Chi Lăng. Đường về xao xuyến lửa nung soi máu hồng.
CA TẠM BIỆT
Vì đâu anh em chúng ta, giờ đây sắp cùng bùi ngùi xa cách, cớ sao ta không còn trông rồi đây có ngày mình còn gặp nhau, cách nhau nhưng ta hằng vui vì nay biết sau còn ngày sung sướng. Cách xa nhưng ta hằng mong rồi đây có ngày mình còn gặp nhau.
Nhạc sinh hoạt - Họp mặt ngắn, dễ thuộc
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
CÙNG NHAU MÚA
Cùng nhau múa chung quanh vòng. Cùng nhau múa cùng vui. Cùng nhau múa chung quanh vòng. Vui cùng vui múa đều. Nắm tay nhau bắt tay nhau ta cùng vui múa ca. đứng bên nhau hát vang lên ta cùng nhau múa đều.
ĐỒNG CHUYỀN
Nào đồng chuyền lớn bé anh em ta chuyền, đồng chuyền, nào ai thấy không, nào ai chuyền không đúng cách.
ĐÔNG TAY THÌ VỖ NÊN KÊU
Đông tay thì vỗ nên kêu, vỗ cho đều và cho nhịp nhàng chung tay mình gánh giang san, gánh vững vàng dựng xây đàng hoàng hoài được thấy đồng lúa xanh hơn. Hoài được thấy nhà máy vui hơn. Hãy lắng nghe núi sông đang rộn tiếng ca. Hãy hát lên nói lên ước nguyện chúng ta.
Nhạc sinh hoạt - Làm quen
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
MỪNG NGÀY GẶP NHAU
Mừng ngày gặp nhau, chúng ta cùng nắm tay nhau. nắm nắm tay nhau, kết tình thân ái từ đây. Từ đây chúng mình đắm say, đắm say con đường yêu nước. Anh em chúng mình đi trước. Mừng ngày gặp nhau.
BÀI CA SUM HỌP
Lâu rồi ta gặp lại nhau, bao nhiêu là thương là nhớ. Trên nhiều nẻo đường cách trở, thầm mơ tới bên nhau. Bây giờ ta gặp lại đây, câu ca ngày xưa còn đó. Vỗ tay ta cùng bắt nhịp mừng giây phút sum vầy. Vỗ tay ta cùng bắt nhịp mừng giây phút sum vầy.
LÀM QUEN
Vừa gặp anh sao tôi thấy quen quen, thấy quen quen nhưng không phải là quen. Cười lên đi, hát lên đi cho chúng mình làm quen.
Nhạc sinh hoạt - Lửa trại
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
ĐỐT LỬA
Huỳnh Toàn
Đêm nay ta về bên nhau cùng đốt lên một ngọn lửa hồng. Anh em quây quần bên nhau
đoàn ta quyết chung một lòng. Ngọn lửa hồng bừng lên hôm nay. Lửa hừng hực từ trong con tim. Giục ta đi tới dù đường còn nhiều chông gai.
NỔI LỬA LÊN NỐI VÒNG TAY LỚN
(Hù hu hù hu hú hù hu hu.) 2
Nổi lửa lên nối vòng tay lớn. Nổi lửa lên nối vòng tay lớn.
Nổi lửa lên xua tan đêm đen. Nổi lửa lên xua tan ngăn cách.
Nổi lửa lên nối vòng tay lớn. Nổi lửa lên nối vòng tay lớn.
Nối anh em xa xôi lại gần. Nối anh em yêu thương đầy tràn.
Nổi lửa lên nối vòng tay lớn. Nổi lửa lên nối vòng tay lớn.
Nổi lửa lên xua tan ngại ngần. Nổi lửa lên cho tim hơi ấm
Nổi lửa lên nối liền con tim. Nổi lửa lên nối lòng yêu quý
Nối thân xa yêu thương đồng loại, Nối con tim ai đang lạc loài
(Nổi lửa lên nối vòng tay lớn) 4
Nổi lửa lên nối vòng tay lớn. Nổi lửa lên nối vòng tay lớn.
Nổi lửa lên xua tan đêm đen. Nổi lửa lên xua tan ngăn cách.
Nổi lửa lên nối vòng tay lớn. Nổi lửa lên nối vòng tay lớn.
Nối anh em xa xôi lại gần. Nối anh em yêu thương đầy tràn.
Nổi lửa lên nối vòng tay lớn. Nổi lửa lên nối vòng tay lớn.
Nổi lửa lên xua tan ngại ngần. Nổi lửa lên cho tim hơi ấm
Nổi lửa lên nối liền con tim. Nổi lửa lên nối lòng yêu quý
Nối thân xa yêu thương đồng loại, Nối con tim ai đang lạc loài
(Nổi lửa lên nối vòng tay lớn) 4
Nút dây - Nút để gút dây
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
Nút chịu đơn:
Công dụng: Không cho một đầu dây chui qua một lỗ nhỏ. Làm điểm tựa cho bàn tay khi kéo một vật ( kéo nước giếng, kéo thuyền vào bờ, ... )
Công dụng: Không cho một đầu dây chui qua một lỗ nhỏ. Làm điểm tựa cho bàn tay khi kéo một vật ( kéo nước giếng, kéo thuyền vào bờ, ... )
Nút dây - Tổng quan về bộ môn nút dây
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
Nguồn gốc ra đời:
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong các hoạt động sản xuất, công việc hằng ngày con người đã sử dụng dây để sáng tạo ra các cách thắt khác nhau. Dần dà theo thời gian kinh nghiệm được bồi bổ nâng cao cộng với việc được ghi chép con người đã tích lũy được số vốn kiến thức, từ đó bộ môn gút ra đời.
Nguồn gốc của bộ môn gút bắt nguồn từ cuộc sống cho nên tính phong phú của nó lại có thừa. Cho đến tận ngày nay tuy con người đã có rất nhiều các kỹ thuật khác thay thế nhưng gút dây vẫn là một phương tiện đắc dụng. Cùng với sự phát triển của xã hội, một bộ phận gút dây đã không còn được sử dụng hoặc hạn chế sử dụng do tính kém chuẩn mực của nó, số khác được nâng lên tầm nghệ thuật do nét đẹp tinh tế tiềm tàng của nó.
Phương hướng - Bản đồ sao lớn
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
Đây là bản đồ sao lớn nhất và chính xác nhất hiện nay. Bạn nào có nhu cầu về học xếp sao trong bộ môn Phương hướng thì vào tham khảo và so sánh với tài liệu hiện có để sửa đổi cho chính xác.
Truyền tin - Tín hiệu câm
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
Tín hiệu câm hiện đại có nhiều cách đánh khác nhau. Tôi chỉ đưa ra một số tín hiệu câm cơ bản và được nhiều người sử dụng hiện nay để các bạn tham khảo.
Tín hiệu tay ( 1 tay):
Tín hiệu tay ( 1 tay):
Truyền tin - Morse
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
TÍN HIỆU MORSE
1)
Morse:
Là phương pháp truyền tin bằng âm thanh phổ biến trên toàn thế giới
từ năm 1844 do ông Samuel Morse phát minh. Tín hiệu Morse gồm 2 âm thanh “tích”
và “te”, “tích” thì có âm
thanh dài, “te” thì có âm thanh ngắn. Những tín hiệu này được xếp
lại với nhau tạo thành các mẫu tự tượng trưng cho các chữ trong bộ mẫu tự Anphabet .
2) Phương tiện để phát
tín hiệu Morse:
Có nhiều phương tiện dùng để phát tín hiệu Morse. Ví dụ: Còi, kèn,
tù và, khói, lửa, cờ…Tóm lại, bạn dùng bằng phương tiện nào cũng được miễn sao
thể hiện được tín hiệu dài và ngắn của hệ thống Morse.
3)
Cách viết và ghi nhận lại tín hiệu Morse:
Các bạn có thể dùng bất cứ ký hiệu nào để viết và ghi nhận lại âm
thanh “tích”, “te” của Morse, nghĩa là thể hiện được 1 âm dài và một âm ngắn.
Ví dụ: Tiếng “te” = – ; hoặc = ; hoặc = t
Tiếng
“tích” = . ; hoặc = o ; hoặc = s
Dấu đường
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
DẤU ĐƯỜNG
1. DẤU ĐƯỜNG:
- Là ký hiệu, hình vẽ quy ước một số
ký hiệu thong tin trên đường đi.
2. VAI
TRÒ, Ý NGHĨA:
- Là phương tiện góp phần
xây dựng, tổ chức hoạt dộng “Trò chơi lớn” ở các cuộc trại, nó làm tăng sự hấp
dẫn, dí dỏm, vui tươi.
- Dấu dường giúp người tham gia phát triển trí nhớ, óc quan
sát, tư duy nhận xét, phân tích.
3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
a, Cách đặt dấu:
- Có sự chẩn bị trước khi
đặt dấu: nên tính toán trên sơ đồ trước và chuẩn bị vật dụng.
- Dấu đường được vẽ bằng phấn, than, gạch… hoặc xếp bằng nhành
cây, sỏi, đá… Nếu có thể, chúng ta nên vẽ lên bìa cứng, sau khi chơi thu lại để
dung lần khác.
- Dấu dường đặt bên phải lối đi, trên những vật cố định, ngang
tầm mắt hoặc trên mặt đường, nơi dể nhìn thấy.
- Không để mất dấu và dấu phải được vẽ đúng.
- Nên có ký hiệu riêng cho đơn vị mình khi đặt dấu đường.
- Khoảng cách giữa 2 dấu đường không quá 50m.
- Kích thước của dấu đường:
+ Dài nhất: 30cm.
+ Rộng nhất: 10cm.
Múa hát tập thể - Ta ra trận hôm nay
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
TA RA TRẬN HÔM NAY
Múa vòng tròn, bắt cặp thành từng đôi.
Nữ đứng đối diện với nam tạo thành 2 vòng tròn
Toàn bài chúng ta sử dụng tổng cộng 4 tổ hợp
TỔ HỢP 01 :
Câu 1 : Ta đi giữa mùa xuân trên đường ra trận. Chào quê hương nhằm tiền phương ta mạnh bước.
Tất cả nắm tay nhau lại và nam bước về bên phải tổng cộng 16 bước. Nữ bước về bên phải 16 bước ngược chiều với nam. Tương ứng một chữ là 01 bước chân, trong quá trình di chuyển theo vòng tròn tay đưa lên và đưa xuống tạo hình sóng vỗ.
Câu 2 : Lời nước non như gịuc giã lòng ta băng qua muôn suối nghìn sông rộn vang tiếng ca .
Làm ngược lại với động tác ở trên là nam bước về bên trái 16 bước . Và nữ bước về bên trái 16 bước .
Câu 3: Rung ring lá nguỵ trang lưng đèo gió lộng . Tuổi thanh xuân đời hăng say nhịp sống.
Tất cả nắm tay nhau lại và nam bước về bên phải tổng cộng 16 bước. Nữ bước về bên phải 16 bước ngược chiều với nam. Tương ứng một chữ là 01 bước chân trong quá trình di chuyển theo vòng tròn tay đưa lên và đưa xuống tạo hình sóng vỗ.
Câu 4 : Nhìn suối khe bom đạn giặc đã cày sâu, ta đi giữa những bàn tay san hố giữ cầu .
Làm ngược lại với động tác ở trên là nam bước về bên trái 16 bước . Và nữ bước về bên trái 16 bước . Cuối cùng hai bên xoay người đối diện nhau .
Múa hát tập thể - Lá xanh
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
LÁ XANH
Nữ đứng bên phải của nam .
Toàn bài chúng ta sử dụng tổng cộng 4 tổ hợp.
TỔ HỢP 01 :
Nhịp 1 tất cả nhảy lên cao và đáp chân phải xuống đất, chân trái đá ra phía sau . Các nhịp 2, 3, 4 thì đi bộ bình thường ( nhịp 2 là chân trái ). Tức là 1 bước nhảy và 3 bước đi làm như thế tổng cộng 4 lần : ‘’ Lá còn xanh như anh đang còn trẻ. Lá trên cành như anh trong toàn dân ‘’ (đi về phía bên phải). Tổng cộng 16 nhịp chia làm 4 lần nhảy sau khi nhảy xong ở nhịp cuối cả đội hình xoay người vào tâm vòng tròn.
Lưu ý: không có nắm tay nhau khi múa bài này, tay vung lên cao khi nhảy .
Múa hát tập thể - Chiến binh ca vũ khúc
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
CHIẾN BINH CA VŨ KHÚC
Bài này chúng ta múa vòng tròn không phân biệt nam nữ .
Gồm có tổng cộng 3 tổ hợp được trình bày như sau
TỔ HỢP 01 :
Câu 01 : Đêm nay lửa sáng ta nhảy đùa chơi .
Chúng ta thực hiện động tác bước về phía bên phải 3 bước ( chân phải bước trước ) sau đó đá chân trái chéo qua bên phải rồi kéo chân trái về, sau đó lại đá chân phải chéo qua bên trái rồi lại kéo chân phải về. Cuối cùng ký chân trái cạnh chân phải. Có tổng cộng 8 nhịp .
Câu 02 : Ta vui ca hát cho đời thắm tươi
Thực hiện ngược lại với lời hát ở câu 01 tức là chúng ta bước về phía bên trái 3 bước ( chân trái bước trước ) sau đó đá chân phải chéo qua bên trái rồi kéo chân phải về, sau đó lại đá chân trái chéo qua bên phải rồi lại kéo chân trái về. Cuối cùng ký chân phải cạnh chân trái. Có tổng cộng cũng có 8 nhịp.
Thực hiện ngược lại với lời hát ở câu 01 tức là chúng ta bước về phía bên trái 3 bước ( chân trái bước trước ) sau đó đá chân phải chéo qua bên trái rồi kéo chân phải về, sau đó lại đá chân trái chéo qua bên phải rồi lại kéo chân trái về. Cuối cùng ký chân phải cạnh chân trái. Có tổng cộng cũng có 8 nhịp.
Múa hát tập thể - Thanh niên làm theo lời bác
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
THANH NIÊN LÀM THEO LỜI BÁC
Tổng cộng toàn bài có 03 tổ hợp
Hình thức múa cặp (1 nam và 1 nữ là 1 cặp, nữ đứng bên tay phải người nam )
TỔ HỢP 01 :
Co trái, co phải, đi bên phải thì co chân trái .
Co phải, co trái, đi bên trái thì co chân phải .
Co phải, co trái, đi bên trái thì co chân phải .
Co chân trái : Kết liên lại .
Co chân phải : Thanh niên chúng ta .
Đi sang phải 3 bước rồi co chân trái : Cùng nhau đi lên .
Co chân phải : Giơ nắm tay thề .
Co chân trái : Gìn giữ hoà bình .
Đi sang trái 3 bước rồi co chân phải : Độc lập tự do .
Co chân trái : Kết liên lại .
Co chân phải : Thanh niên chúng ta .
Đi sang phải 3 bước rồi co chân trái : Cùng quyết tiến bước .
Co chân phải : Đánh tan quân thù .
Co chân trái : Xây đắp cuộc đời .
Dậm chân tại chổ 1 bước : Hạnh phúc ấm no .
Múa hát tập thể - Nối vòng tay lớn
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
NỐI VÒNG TAY LỚN
Tổng cộng toàn bài gồm 4 tổ hợp chính
Hình thức múa vòng tròn
TỔ HỢP 01 :
Mọi người cầm tay nhau đi theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ ( về phía bên phải ), cứ mỗi nhịp câu bài hát là một bước đi, đến chữ “ hà “ thì đứng lại mặt hướng vào trong vòng tròn. Tương ứng với câu hát ‘‘Rừng núi dang tay nối lại biển xa ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà"
Múa hát tập thể - Kachiusa
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
KACHIUSA
Tập thể tạo thành vòng tròn lớn tay nắm tay, toàn bài chúng ta sử dụng 8 bước. Nhịp bước chân được thể hiện như sau:
Bước 1 : Lấy chân phải đặt ra đằng sau chân trái, bước chếch về phía sau chân trái
Bước 2 : Chân trái rút về sau chân phải tạo thành tư thế đứng nghiêm hai chân hình chữ V .
Bước 3 : Chân phải đá chéo sang bên trái , người hơi nhún xuống.
Bước 4 : Chân phải rút về tư thế nghiêm .
Bước 5 : Chân trái đá chéo sang bên phải, người hơi nhún xuống .
Bước 6 : Chân trái rút về tư thế nghiêm .
Bước 7 : Chân phải bước chéo qua phía trước của chân trái .
Bước 8 : Chúng ta lấy chân trái rút về tư thế nghiêm . Sau đó các bạn thực hiện 8 bước trên cho đến hết bài
Nghi thức Hội - Phần IV
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ TỔ CHỨC LỄ
I/ LỄ CÔNG NHẬN CHI HỘI, ĐỘI, NHÓM MỚI :
1. Điều kiện thành lập :
- Số lượng hội viên tham gia phải từ 3 trở lên, được UB Hội cơ sở (nếu có) hoặc BCH Đoàn phường, xã công nhận.
- Có quy chế, nội dung hoạt động gắn với yêu cầu nhiệm vụ chung của UB Hội, Đoàn phường, xã tại cơ sở.
2. Chuẩn bị :
- Hình thức tổ chức phải trang trọng, gọn nhẹ. Địa điêm có thể trong hội trường, ngoài trời nhưng đảm bảo nghiêm túc trong buổi lể.
- Thời điểm tổ chức gắn liền với ngày lể, các đợt hoạt động...
- Trang trí: Cờ Tổ quốc, ảnh Bác, biểu trưng Hội, tiêu đề: “LỄ CÔNG NHẬN ĐỘI (NHÓM), CHI HỘI . . .”.
* Ví dụ: LỄ CÔNG NHẬN
ĐỘI CÔNG TÁC XÃ HỘI SEN TRẮNG
- Đơn xin được công nhận đội nhóm mới (có nội dung giới thiệu tóm tắt quá trình hoạt động), danh sách lý lịch trích ngang hội viên tham gia, qui chế hoạt động, phương hướng hoạt động, thẻ hội viên, huy hiệu đội,khẩu hiệu, lời hứa.
Nghi thức Hội - Phần III
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
ĐỘI HÌNH - ĐỘI NGŨ
Khi chỉ định đội hình tập hợp, vị trí của người chỉ huy khi chỉ định đội hình chuẩn cao nhất của đội hình đó.
Đội hình luôn triển khai bên trái người chỉ huy.
Tư thế chỉ định đội hình của người chỉ huy được quy định cụ thể như sau:
Đội hình luôn triển khai bên trái người chỉ huy.
Tư thế chỉ định đội hình của người chỉ huy được quy định cụ thể như sau:
I. ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC:
- Chi hội hàng dọc.
- Khẩu lệnh: “Chi hội tập hợp”.
- Tư thế: Tay phải giơ thẳng hướng lên trên, lòng bàn tay hướng về bên trái, các ngón tay khép (đội hình được triển khai về bên trái và ngang người chỉ huy).
II. ĐỘI HÌNH HÀNG NGANG:
- Chi hội hàng ngang.
- Khẩu lệnh: “Chi hội tập hợp”.
- Tư thế: Tay phải như hàng dọc, tay trái đưa ngang về phía bên trái, lòng bàn tay úp thẳng (đội hình được triển khai bắt đầu từ mũi bàn tay trái của người chỉ huy).
- Chi hội hàng dọc.
- Khẩu lệnh: “Chi hội tập hợp”.
- Tư thế: Tay phải giơ thẳng hướng lên trên, lòng bàn tay hướng về bên trái, các ngón tay khép (đội hình được triển khai về bên trái và ngang người chỉ huy).
II. ĐỘI HÌNH HÀNG NGANG:
- Chi hội hàng ngang.
- Khẩu lệnh: “Chi hội tập hợp”.
- Tư thế: Tay phải như hàng dọc, tay trái đưa ngang về phía bên trái, lòng bàn tay úp thẳng (đội hình được triển khai bắt đầu từ mũi bàn tay trái của người chỉ huy).
Nghi thức Hội - Phần II
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
CÁC ĐỘNG TÁC CÁ NHÂN
I. CÁC ĐỘNG TÁC TẠI CHỖ:
1. Chào:
a. Chào trong nghi lễ (chào cờ, báo cáo, diễu hành):
Tư thế đứng nghiêm, mắt nhìn vào đối tượng chào. Cánh tay phải giơ cao, năm ngón tay khép lại, thẳng. Mũi bàn tay hướng về thái dương. Lòng bàn tay hơi chếch hướng ra phía trước, khuỷu tay gấp tự nhiên (tạo một góc 450), cánh tay hơi chếch về phía trước (150) và thấp hơn ngang vai một chút.
* Ý nghĩa:
- Năm ngón tay vung lên, tay giơ cao, tầm ngang vai: thể hiện sức trẻ, ý chí vươn lên, trung thành với Tổ quốc, tôn trọng lẽ phải công bằng.
- Lòng bàn tay hướng về phía trước, năm ngón tay thẳng về thái dương và đưa lên: luôn tâm niệm phải sống đẹp , có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
- Năm ngón tay khép lại: thể hiện sự đoàn kết, thống nhất trong tổ chức.
- Mắt nhìn thẳng tư thế khỏe mạnh: thể hiện sự trung thực, hướng về tương lai và sức mạnh của tổ chức.
b. Chào trong sinh hoạt (khi gặp nhau):
Bàn tay như trên, cánh tay vung nhẹ, lòng bàn tay hướng về trước, khuỷu tay tự nhiên (tạo góc 900) tư thế thoải mái, vui tươi.
* Ý nghĩa:
Chào trong sinh hoạt còn thể hiện sự chúc mừng, thăm hỏi và đến với nhau.
1. Chào:
a. Chào trong nghi lễ (chào cờ, báo cáo, diễu hành):
Tư thế đứng nghiêm, mắt nhìn vào đối tượng chào. Cánh tay phải giơ cao, năm ngón tay khép lại, thẳng. Mũi bàn tay hướng về thái dương. Lòng bàn tay hơi chếch hướng ra phía trước, khuỷu tay gấp tự nhiên (tạo một góc 450), cánh tay hơi chếch về phía trước (150) và thấp hơn ngang vai một chút.
* Ý nghĩa:
- Năm ngón tay vung lên, tay giơ cao, tầm ngang vai: thể hiện sức trẻ, ý chí vươn lên, trung thành với Tổ quốc, tôn trọng lẽ phải công bằng.
- Lòng bàn tay hướng về phía trước, năm ngón tay thẳng về thái dương và đưa lên: luôn tâm niệm phải sống đẹp , có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
- Năm ngón tay khép lại: thể hiện sự đoàn kết, thống nhất trong tổ chức.
- Mắt nhìn thẳng tư thế khỏe mạnh: thể hiện sự trung thực, hướng về tương lai và sức mạnh của tổ chức.
b. Chào trong sinh hoạt (khi gặp nhau):
Bàn tay như trên, cánh tay vung nhẹ, lòng bàn tay hướng về trước, khuỷu tay tự nhiên (tạo góc 900) tư thế thoải mái, vui tươi.
* Ý nghĩa:
Chào trong sinh hoạt còn thể hiện sự chúc mừng, thăm hỏi và đến với nhau.
Nghi thức Hội - Phần I
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
HƯỚNG DẪN
THỰC HÀNH NGHI THỨC HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT
NAM
(có điều chỉnh và bổ sung)
Nghi thức Hội là hệ thống những quy định về nghi thức, thủ tục, đội hình, đội ngũ được áp dụng chính thức cho sinh hoạt và hoạt động của tổ chức Hội LHTN Việt
Nam . Nhằm góp phần rèn luyện, giáo dục hội viên - thanh niên biết tôn trọng, yêu mến tổ chức Hội và cùng xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh. Đồng thời tạo sự thống nhất chung,đáp ứng nhu cầu hoạt động thanh niên và những quy định cần thiết để nâng cao tính tập thể, có nề nếp tạo sức mạnh đối với tổ chức Hội cùng đoàn kết thống nhất hành động.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG NGHI LỄ
I/ NGÀY TRUYỀN THỐNG CỦA HỘI LHTN VIỆT
NAM :
- Ngày truyền thống của Hội là ngày 15/10 hàng năm.
- Hội nghị Ủy ban TW Hội LHTN Việt
Nam họp tại Hà Nội vào cuối tháng 02/1993 đã thống nhất quyết định chọn ngày 15/10/1956 làm ngày truyền thống của Hội LHTN Việt
Nam . Cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong những năm qua, Hội đã lập nhiều thành tích vẻ vang vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì sự nghiệp đổi mới của đất nước. Truyền thống Hội được thể hiện và khẳng định trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên Việt
Nam :
+ Yêu nước, đi theo Đảng, theo Đoàn Thanh niên, vì tương lai và hạnh phúc tuổi trẻ Việt
Nam .
+ Đoàn kết, chung sức chung lòng hành động vì nghĩa lớn, vì Tổ quốc kêu gọi.
+ Lao động, học tập và rèn luyện để hoàn thiện bản thân và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
+ Học tập, giao lưu quốc tế.
Điều lệ Hội (sửa đổi, bổ sung) Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
|
ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG)
HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM
( Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1176/QĐ-BNV
ngày 14 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ )
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội LHTN Việt Nam) là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, Hội LHTN Việt Nam đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang: đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên đóng góp xứng đáng cho độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bước vào thời kỳ mới, Hội LHTN Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường, tài năng và sức trẻ của thanh niên, đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì hạnh phúc và sự tiến bộ của thanh niên.
Hội LHTN Việt Nam đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ, thanh niên và nhân dân các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì sự phát triển của thanh niên.
Móc khóa đẹp
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
Hiện nay clb có nhập về 1 số móc khóa 3 trong 1: tháp Eiffel, hạt đậu và lọ phát sáng. Bạn nào có nhu cầu mua thì có thể liên hệ số điện thoại chị Loan 01667789880 hoặc anh Hoàng 01889714192 với giá 25k. Ngoài ra bạn nào đặt hàng số lượng lớn từ 10 cái trở lên sẽ được giảm giá từ 10% - 15%. Nhanh tay nha, số lượng có hạn.
Truyền tin - Semaphore
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
Semaphore hay tạm gọi là truyền tin thị giác (optical telegraph) là một công cụ dùng để truyền tin qua phương tiện tín hiệu nhìn thấy được với tháp cao cùng với các phiến quay quanh trục (pivoting blades) hay các cánh quạt (paddles), các cửa chớp (shutters) trong một hình thể ma trận (matrix), hoặc là các cờ cầm tay...Thông tin được mã hóa theo vị trí của các thành phần cơ học; nó được đọc khi các phiến hoặc cờ nằm ở một vị trí đã ấn định.
Trong thời hiện đại, nó thường được ám chỉ đến một hệ thống truyền tín hiệu bằng hai lá cờ cầm tay. Hệ thống semaphore dùng hai cán cờ ngắn có cờ hình vuông là một trong các phần cơ bản của kỹ thuật Hướng đạo.
Những hình thức tín hiệu thị giác khác còn có cờ hiệu hàng hải, đèn hiệu, và gương hiệu.
Semaphore ra đời trước điện tín. Chúng nhanh hơn người đưa tin đi bằng ngựa trên một quãng đường xa, nhưng phí tổn nhiều và ít được bảo mật hơn điện tín mà thay thế nó sau đó. Khoảng cách mà một tín hiệu thị giác có thể truyền đi bị hạn chế bởi địa hình và thời tiết, vì vậy đa số các phương tiện truyền tín hiệu thị giác trong thực tế thường sử dụng nhiều trạm tiếp vận để nối liên lạc những khoảng cách xa hơn.
Quy chế hoạt động CLB TLTN Long Điền
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
CHƯƠNG 1: CÂU LẠC BỘ THỦ LĨNH THANH NIÊN
Điều 1: Nội dung, phương hướng:
1. Nội dung:
- Luôn tuân thủ và thực
hiện đúng theo Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
- Học tập lịch sử đoàn –
hội – đội, lịch sử quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
- Nâng cao kỹ năng thanh
niên, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp xã hội.
- Học tập các bài hát về
thanh niên, về tổ quốc, các điệu nhảy truyền thống, các điệu nhảy dân vũ trong
quá trình sinh hoạt.
2. Phương hướng:
- Tạo môi
trường giúp các thanh niên học hỏi và chia sẻ những kỹ năng cần thiết cho các
hoạt động xã hội, cho cuộc sống.
- Phấn
đấu trở thành một câu lạc bộ vững mạnh, có uy tín trong thanh niên tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu
Lịch sử truyền tin
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
Tại sao chúng ta phải học truyền tin? Truyền tin là một trong những kỹ năng giúp ích chúng ta rất nhiều trong sinh hoạt kỹ năng. Nói đến việc học nó thì không phải một sớm một chiều là có thể thành công ngay mà nó đòi hỏi chúng ta phải cần cù siêng năng.
Thật thú vị biết bao khi ta có thể dùng môn này để nói chuyện với bạn mình bên kia đường mà người khác không hiểu được nội dung. Truyền tin liên lạc có giá trị rất lớn trong trường hợp liên lạc giữa bạn bè với nhau trong miền hoang vu, hoặc ở hai bờ sông lớn, hay địa hình hiểm trở và thông tin cứu hộ. Vậy thì ta thử quan tâm xem lịch sử truyền tin được phát triển như thế nào?
Giới thiệu về Câu lạc bộ thủ lĩnh thanh niên huyện Long Điền
Người đăng:
Vũ Đình Thuần
Các
bạn thân mến!
Có
lẽ trong mỗi chúng ta, ai cũng từng ấp ủ cho mình một đam mê, một khát vọng.Đó
có thể là sự khát khao chinh phục những đỉnh cao của học vấn, hay ai đó lại chọn
cho bản thân mình cái đích là những nghiên cứu khoa học, những sản phẩm tài
năng. Và cũng không ít người, trong đó có tôi, cũng cháy hết mình với những niềm
đam mê ấy: Niềm đam mê kỹ năng, niềm khát khao cháy trong những hoạt động thanh
niên, đoàn thể. Và chính môi trường ấy đã tập hợp chúng tôi, những con người
tuy ở những nơi khác nhau, nhưng cùng một mục tiêu, lí tưởng để cùng đến với
ngôi nhà chung : CLB Thủ Lĩnh Thanh Niên Huyện Long Điền.Đây là nơi mà những bạn
trẻ có niềm đam mê kỹ năng, yêu công tác đoàn thể,… được học tập, rèn luyện, và
tự hoàn thiện bản thân. Đây cũng là mái nhà chung, là tình đoàn kết cho tất cả
bạn trẻ trên địa bàn toàn huyện Long Điền.
Subscribe to:
Posts (Atom)