Những trò chơi phạt vui, lý thú

1. Cao cẳng cùng cò
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phat:
- Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”
- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!
- Quản trò: Cổ đâu?
- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
- Quản trò: Cẳng đâu?
- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)
Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát.

Sống tích cực - Đơn giản là ngước nhìn lên cao!

Khi không có giải pháp nào xuất hiện ngay trước mắt, thì con người rất dễ kết luận rằng không có một giải pháp nào cả. Nhưng thực tế đã chứng minh, từ lần này sang lần khác, rằng giả thuyết đó là sai lầm...
Bạn hãy nghe những câu chuyện này nhé... 
Chuyện về loài chim ó:
Nếu bạn đặt một con chim ó vào một chiếc lồng, với kích thước khoảng 2m x 2,5m, và hoàn toàn không có nóc, tức là phần trên được mở toang; thì cho dù vẫn có khả năng bay lên, nhưng con chim này sẽ hoàn toàn trở thành một... tù nhân.
Lý do là một con chim ó luôn bắt đầu bay từ mặt đất lên, với đoạn “chạy đà” khoảng 3- 4m. Không có quãng đường để chạy, thì theo thói quen, chú chim thậm chí chẳng buồn cố gắng thử bay lên, mà sẽ chấp nhận bị cầm tù suốt đời, trong một “nhà giam” nhỏ chẳng hề có mái!

5 bài học rất cần cho cuộc sống

Cuộc sống dạy cho ta những bài học quý giá mà ta nên biết trân trọng để đứng vững giữa cuộc đời! Cùng đọc và suy ngẫm những bài học cuộc sống ý nghĩa!
Bài học về sự quan tâm
Trong tháng thứ hai của khoá học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã cho chúng tôi một câu hỏi hết sức bất ngờ trong bài thi vấn đáp. Tôi đã lướt qua hầu hết các câu hỏi trong bài thi, và ngạc nhiên dừng lại ở câu hỏi cuối cùng: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta?”. Một câu hỏi không có trong chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy! Thật ra, tôi đã nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi nhưng làm sao mà tôi có thể biết được tên cô ta cơ chứ?
Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bị bỏ trống.
Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư: “Liệu ông có tính điểm cho câu hỏi cuối cùng kia không?”, ông ta trả lời: “Chắc chắn rồi”, rồi ông nói tiếp: “Trong công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người, tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.
Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này, và tôi cũng không bao giờ quên tên của người phụ nữ đó - cô Dorothy.


Học cách mỉm cười với cuộc sống!

Cuộc sống này đôi khi có những nỗi đau chẳng thể gọi thành tên, có những điều mà lý trí chẳng giải thích nổi và trái tim thì cứ tự ý quyết định...
Dạo này tớ thấy cậu gầy đi nhiều, dù cậu vẫn tươi cười và nói huyên thuyên, nhưng tớ cảm nhận rằng cậu đang có tâm sự, chẳng qua cậu đang cố ép mình vui trước mặt mọi người thôi.
Có lẽ cậu sợ mọi người biết cậu đang buồn phải không? Cậu không muốn ai thương hại mình! Đừng che giấu những nỗi buồn của mình bằng những cảm xúc không có thật! 
Cậu, dạo này mất ngủ triền miên, đêm online rất khuya ngồi trước máy mà chẳng biết phải làm gì, cứ nhìn như thế, cứ gõ những dòng vô nghĩa trong bản word và xóa đi lúc nào chẳng hay. 
Cậu mở máy như một thói quen và cứ nhìn chăm chăm vào màn hình. Cậu mong tìm được một người bạn cũng online khuya như cậu, mong tìm được một ai đó để tâm sự, một chút thôi, nhưng dường như cậu đang thất vọng?

Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã

Cuộc sống này tuy không hề đẹp như bạn vẫn hằng mơ, nhưng vẫn rất công bằng trong tình yêu. Bạn cho hay nhận, được hay mất, đó là tùy thuộc vào quyết định của bạn…
Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…

Học để biết hay để làm gì?

Học để biết? Sai lầm của nhiều thế hệ đã qua. Biết ư? Biết bao nhiêu cho đủ khi biển kiến thức là vô tận, càng học càng thấy mình biết rất ít và cho dù có học cả đời...

Hỏi bất kỳ một đứa trẻ nào, con học để làm gì? Phần lớn chúng sẽ trả lời con học để biết… Bởi ngay từ lúc chúng ta bắt đầu nhận thức, ba mẹ chúng ta cũng chỉ nói, con ráng học cho giỏi nhé!

Còn cao hơn hỏi những sinh viên đang ngồi trong các giảng đường đại học, học để làm gì? Câu trả lời sẽ nhiều hơn, học để biết, học để thi, học để đi làm, với nhiều người bây giờ học chỉ để lấy một tờ giấy có diện tích hơn 20cm2 để thăng chức, để tăng lương.

Sách trao tay - chia sẻ tri thức

Thay vì cất hoặc bán giấy vụn những quyển sách, giáo trình đã học xong, các sinh viên đã đưa ra trao đổi với nhau hoặc tặng cho các sinh viên năm nhất. Đó là mục đích chính của ngày Hội sách hỗ trợ sinh viên đến trường do Hội Sinh viên Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức vào ngày chủ nhật (6-10) vừa qua.
Sinh viên trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu trao đổi sách, giáo trình học tập
Sinh viên trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu trao đổi sách, giáo trình học tập
Nhận quyển sách Toán cao cấp từ các anh, chị sinh viên trao, Nguyễn Hồng Đức, sinh viên năm nhất khoa Xây dựng, mở ra xem ngay khi thấy quyển sách trình bày khác với sách giáo khoa ở bậc phổ thông. Những sinh viên mới nhập học như Đức đều cảm thấy bỡ ngỡ, lúng túng khi chọn những quyển sách, giáo trình ở ngày hội sách. Nhưng sau khi được các anh, chị sinh viên đi trước giải thích, hướng dẫn, Đức và các sinh viên năm nhất đã chọn cho mình những quyển sách, giáo trình phục vụ cho việc học ở năm đầu tiên của đại học.

Tiếp sức mùa thi 2013 - Hoạt động tình nguyện đầy ý nghĩa

Hằng năm, vào mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng, chương trình tiếp sức mùa thi lại rầm rộ vào cuộc. Ở thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên túc trực tại các bến xe, đón, giới thiệu nhà trọ, chỉ đường và các tuyến xe buýt cho sĩ tử từ các tỉnh thành trong cả nước đổ về. Việc làm tình nguyện này đã tạo được hiệu ứng xã hội cao, nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của cộng đồng xã hội, sự tri ân sâu sắc của thí sinh và phụ huynh. 


Ở BR-VT, hướng đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh người dân tộc, Tỉnh đoàn giao cho Nhà văn hóa thanh niên tổ chức chương trình tiếp sức mùa thi với các hoạt động: đưa thí sinh lên thành phố Hồ Chí Minh, liên hệ chỗ ăn ở, đưa rước đón các em đến địa điểm thi trong suốt thời gian thi và đón các em trở lại BR-VT sau khi kỳ thi kết thúc.

Hoạt động của Website

Trang web hiện nay đã hoạt động được 2 tuần rồi. Tôi nghĩ nên thống kê lại 1 lần trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Thực tế kế hoạch hoạt động của Website thì tôi không công bố lên đây nhưng hướng phát triển của Website khá lớn ( điều này các bạn có thể thấy qua tên miền của nó). Trong 2 tuần vừa qua, Website đã có gần 5000 lượt truy cập, với khoảng 100 bài viết dài ngắn khác nhau và gần 100 chủ đề liên quan. Điều này thực sự là niềm vui đối với tôi.

'Dường như cả dân tộc đang nắm tay nhau'

Nhà sử học Dương Trung Quốc đã thốt lên khi hòa vào dòng người từ mọi miền tổ quốc đang lặng lẽ xếp hàng vào viếng Đại tướng chiều nay.

Ngày thứ ba gia đình mở cửa cho người dân vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư gia (30 Hoàng Diệu, Hà Nội), dòng người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về mỗi lúc một đông. 8h sáng, đoàn người đã nối dài hết đường Hoàng Diệu, qua Điện Biên Phủ, quảng trường Ba Đình, vào Hoàng Văn Thụ - phía trước Ban tổ chức Trung ương và chưa có dấu hiện dừng lại.

Để phục vụ đồng bào đến viếng, nhiều đơn vị đã tự nguyện giữ xe miễn phí, nhiều bình nước cũng được đặt dọc hai bên hè đường đi. Phía cổng phụ của ngôi nhà, xe cấp cứu 115 Hà Nội với kíp bác sĩ, y tá luôn túc trực để kịp thời hỗ trợ người dân.

Hơn 400 người tham gia hiến máu nhân đạo

“Hiến máu cứu người xin đừng thờ ơ” là tên gọi của ngày hội hiến máu tình nguyện năm học 2013-2014 do Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh phối hợp với Đoàn trường Cao đẳng Sư phạm BR-VT tổ chức vào sáng nay (7-10), tại TP.Bà Rịa.
14.jpg
Điều dưỡng kiểm tra huyết sắc tố trước khi lấy máu.
Tham dự ngày hội hiến máu có hơn 400 cán bộ, giáo viên, sinh viên đến từ Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh và trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa- Vũng Tàu. Đây là đợt hiến máu thứ 2 trong năm 2013.

Kỹ năng thoát khỏi những ao xoáy tử thần trên biển

Ao xoáy là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn đuối nước cho khách tắm biển ở Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT). Hiểu biết nguyên nhân, cơ chế hình thành, cách thoát khỏi ao xoáy… là cách bảo vệ tính mạng hiệu quả nhất cho người tắm biển.
Khu vực cắm cờ đen là vùng có ao xoáy. Du khách không nên tắm biển ở vùng cấm này.
Khu vực cắm cờ đen là vùng có ao xoáy. Du khách không nên tắm biển ở vùng cấm này.

Du lịch kết hợp với học kỹ năng sống

Ngày càng có nhiều tour du lịch kết hợp bồi dưỡng kỹ năng sống cho người tham gia. Thông qua các trò chơi tập thể giúp người chơi phát huy sở trường, đồng thời nối kết các thành viên trong gia đình, cơ quan, xí nghiệp… xích lại gần nhau.
Kết bè chuối vượt biển - một trò chơi mạo hiểm trong tour team building do OSC Việt Nam tổ chức.
Kết bè chuối vượt biển - một trò chơi mạo hiểm trong tour team building do OSC Việt Nam tổ chức.

Ngày hội sách và hỗ trợ sinh viên đến trường

Hôm qua ngày 07/10, Hội sinh viên Trường Đại học Bả Rịa Vũng Tàu đã tổ chức Hội sách Hỗ trợ sinh viên đến trường lần II năm 2013.
Trong chương trình khai mạc, Hội sinh viên trường đã trao số tiền 7,9 triệu đồng cho sinh viên Đinh Công Bằng hiện đang học năm 3 thuộc khoa Hóa và Công nghệ thực phẩm. Đây là số tiền do sinh viên của trường đóng góp để giúp Bằng vượt qua hoàn cảnh khó khăn để tiếp tục đến trường. Trong ngày hội sách, các bạn sinh viên được mua sách giảm giá 10-30% tại khu vực của Nhà sách Hoàng Cương và nhà sách Nguyễn Du. Các bạn còn được tham gia trao đổi sách, giáo trình học tập để giảm bớt chi phí mua sách, giáo trình mới. Riêng các bạn năm nhất thì được tặng 2 cuốn sách hoặc giáo trình học tập. Ngoài các gian hàng bán sách, trao đổi sách, các sinh viên của các Khoa trong trường còn trưng bày các mô hình nghiên cứu, học thuật của các bạn.

Bến Lộc An và những chuyến hàng chiến lược

Tháng 7-1959, Bộ Chính trị quyết định thành lập Đoàn 759 làm nhiệm vụ mở đường Hồ Chí Minh trên biển vận chuyển vũ khí cung cấp cho chiến trường miền Nam. Bến Lộc An được chọn là điểm tiếp nhận 3 chuyến hàng với hơn một trăm tấn vũ khí cung cấp cho miền Nam trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ.
Bia di tích đường Hồ Chí Minh trên biển được xây dựng tại bến Lộc An hiện nay. Ảnh: NGUYỄN ĐỨC
Bia di tích đường Hồ Chí Minh trên biển được xây dựng tại bến Lộc An hiện nay. Ảnh: Báo BR-VT.
Bến Lộc An nay thuộc xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm bên cửa sông Ray. Hai bên sông Ray là rừng nguyên sinh, ngập mặn, nối liền với rừng Bình Châu, Phước Bửu và hệ thống rừng già rộng lớn ở phía Bắc và Tây Bắc. Lộc An cách cửa Cần Giờ chừng 20 km - một trong những cửa sông có vị trí chiến lược quan trọng nhất của miền Đông Nam bộ.

Xông xáo trên đường lập nghiệp


Tuổi trẻ phải làm gì để bắt đầu lập nghiệp? Đó là phải biết xông xáo, dám nghĩ, dám làm, có ý chí và luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu.
Theo anh Trần Minh Hiếu (xã An Nhứt, huyện Long Điền) mô hình "Gia công chăm sóc hoa lan" giúp tiết kiệm 70% chi phí so với đầu tư vườn trồng lan.
THÀNH CÔNG TỪ SỰ KHÁC BIỆT
Mới 22 tuổi, nhưng anh Trần Minh Hiếu ở ấp An Lạc, xã An Nhứt, huyện Long Điền đã được nhiều người biết đến với mô hình "Gia công chăm sóc vườn lan". Ý tưởng về mô hình này được hình thành trong thời gian anh vừa học tại trường Đại học Nông Lâm (TP. Hồ Chí Minh) vừa đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cho việc học ở công ty Hoàng Giáp - một công ty chuyên bán hoa lan. Dù công việc kinh doanh của công ty khá ổn định, nhưng công ty Hoàng Giáp cũng như nhiều cửa hàng, công ty kinh doanh cây cảnh khác gặp phải một khó khăn cần giải quyết, đó là vấn đề tồn đọng hàng.

Túi gạo nghĩa tình

Tặng gạo và cắt tóc miễn phí cho người nghèo là 2 hoạt động đang được Đoàn xã Tân Hưng (TP. Bà Rịa) thực hiện. Ngoài mục đích giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn, 2 hoạt động này còn góp phần thu hút, tập hợp đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) của xã đến với các phong trào do Đoàn - Hội tổ chức.
 Mỗi tháng 1 lần, các ĐVTN xã Tân Hưng (TP. Bà Rịa) lại đến tặng gạo cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Bắt đầu từ tháng 4-2013, cứ đến ngày 14, 15 hàng tháng, các ĐVTN xã Tân Hưng đến tặng gạo cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn của xã (10kg gạo/hộ). Với nhiều người, giá trị số gạo này không lớn, nhưng với những người có hoàn cảnh khó khăn như ông Nguyễn Văn An ở ấp 2, xã Tân Hưng, thì 10kg gạo là món quà rất ý nghĩa. Ông An bị tai biến mạch máu não gây mất sức lao động đã lâu, vợ mang theo 2 con đi nơi khác sinh sống, để ông một mình. “Mỗi tháng được nhận gạo từ các ĐVTN xã, tôi vui lắm. Số gạo này cùng khoản trợ cấp của Nhà nước và bà con hàng xóm giúp đỡ đã giúp tôi sống qua ngày” - ông An tâm sự. Niềm vui của ông An cũng là niềm vui của nhiều người dân hàng tháng được nhận gạo từ tay các ĐVTN. Họ biết rằng, cộng đồng và xã hội luôn quan tâm, giúp đỡ họ vượt qua khó khăn.TÚI GẠO VÀ NHỮNG NIỀM VUI

LÒNG BIẾT ƠN MẸ

Một chàng trai trẻ học xong bậc đại học rất xuất sắc. Chàng nộp đơn xin vào một chức vụ quản trị viên trong một công ty lớn. Chàng ta vượt qua được đợt phỏng vấn đầu tiên. Đến lượt Ông giám đốc công ty đích thân thực hiện cuộc phỏng vấn cuối cùng để có quyết định chót. Ông giám đốc nhận thấy trong học bạ của chàng trai trẻ kết quả học hành tất cả đều rất tốt, liên tục từ bậc trung học cho tới các chương trình nghiên cứu khi lên đại học và sau nữa. Không một năm học nào mà anh chàng này không hoàn thành tốt đẹp.

Ông giám đốc hỏi: “Anh có được hưởng học bổng nào khi còn theo học hay không?” Chàng trai trẻ trả lời “Thưa không!”

“Như vậy là Cha anh trả học phí cho anh đi học hay sao?” Chàng đáp: “Thưa Cha tôi đã qua đời khi tôi vừa mới được một tuổi. Chính Mẹ tôi mới là người trả học phí cho tôi.”

Lời Dặn Của Cha Dành Cho Con Gái.

Một người không tốt với con, con không nên quá bận tâm. Trong cuộc sống của con, không ai phải có nghĩa vụ đối tốt với con trừ cha mẹ. Còn với những người tốt với con, con nên trân trọng và biết ơn điều đó. Nhưng con cũng cần phải có chút đề phòng bởi mỗi người khi làm bất cứ việc gì đều có mục đích riêng.

•.Hãy nhớ, họ tốt với con không đồng nghĩa với việc họ phải quý mến con.

Không có ai là không thể thay thế, không có vật gì thuộc hoàn toàn sở hữu của con. Vì thế, nếu sau này người con yêu thương không còn ở bên, hay họ không còn là nơi con có thể đặt niềm tin, con cũng đừng bi lụy. Sinh mệnh con người thực sự ngắn ngủi, con đừng để mỗi ngày trôi đi vô ích.
Người ta tham vọng sống lâu nhưng con chỉ cần sống hạnh phúc mỗi ngày.

BĂNG REO DỰA VÀO CA DAO - DÂN CA - HÒ VÈ....

1.    NĂM – MƯỜI – MƯỜI LĂM – HAI MƯƠI( LIÊN KHÚC NĂM MƯỜI )
NĐK lĩnh xướng : Yêu nhau cởi áo cho nhau
   Về nhà mẹ hỏi, qua cầu gió bay
CT : Năm mười mười lăm hai mươ ( 2 lần )
NĐK :             Yêu nhau chẳng ngại đừơng xa
    Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều
CT : Năm mười mười lăm hai mươi ( 2 lần )
Lưu ý : Có thể chia thành nhiều njhóm thi đua với nhau
Chọn những bài ca dao quen thuộc như : Thằng bờm, tát nước đầu đình…
2.    VỊNH LỤC VAN TIÊN( Thi đua giữa hai nhóm : nhóm 1 chọn vần A, nhóm 2 chọn vần Ô, NĐK làm trọng tài )
Ví dụ :
Nhóm 1 xướng :     Vân Tiên cõng mẹ chạy ra
Gặp phải cột nhà, cõng mẹ chạy vô ( nhà là vần a )
    Nhóm 2 đối lại : Vân Tiên cõng mẹ chạy vô
Gặp phải cái bồ, cõng mẹ chạy ra ( cái bồ là vần Ô )
Lưu ý : Nói phải đúng vần, đúng nhịp điệu, không nói lại những vần đã nói rồi.