NĐK lĩnh xướng : Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ hỏi, qua cầu gió bay
CT : Năm mười mười lăm hai mươ ( 2 lần )
NĐK : Yêu nhau chẳng ngại đừơng xa
Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều
CT : Năm mười mười lăm hai mươi ( 2 lần )
Lưu ý : Có thể chia thành nhiều njhóm thi đua với nhau
Chọn những bài ca dao quen thuộc như : Thằng bờm, tát nước đầu đình…
2. VỊNH LỤC VAN TIÊN( Thi đua giữa hai nhóm : nhóm 1 chọn vần A, nhóm 2 chọn vần Ô, NĐK làm trọng tài )
Ví dụ :
Nhóm 1 xướng : Vân Tiên cõng mẹ chạy ra
Gặp phải cột nhà, cõng mẹ chạy vô ( nhà là vần a )
Nhóm 2 đối lại : Vân Tiên cõng mẹ chạy vô
Gặp phải cái bồ, cõng mẹ chạy ra ( cái bồ là vần Ô )
Lưu ý : Nói phải đúng vần, đúng nhịp điệu, không nói lại những vần đã nói rồi.
3. HÒ YÊU NƯỚC
( Dựa theo bài hát : “hò yêu nước” )
NĐK : Đèo cao
CT : Dô ta
NĐK : Thì mặc đèo cao
CT : Dô ta
NĐK : Nhưng lòng yêu nước
CT : Dô ta
NĐK : Còn cao hơn đèo
CT : Dô tà, dô tà là hò dô ta, dô ta
Lưu ý : Có thể chia hai nhóm “ hò” thi đua với nhau
Có thể thay đổi lời cho hấp dẫn, đúng nội dung yêu cầu
Ví dụ :
· Đèo cao thì mặc đèo cao. Nhưng mà cao quá thì ta đi vòng
· Đường xa thì mặc đường xa. Nhưgn mà xa quá thì ta đi tàu
· Sông sâu thì mặc sông sâu. Nhưgn mà sâu quá thì ta đi thuyền
4. ALI HÒ LỜ ( HÒ LƠ )( Phỏng theo điệu dân gian. Dùng thơ lục bát )
NĐK : Bạn vàng gặp lại bạn vàng
CT : A li hò lờ
NĐK : long, Lân, Quy, Phụng
CT : A, li, hò, lờ
NĐK : một đàn tứ chi
CT : hò lơ hó lơ, lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ, hò lơ.hó lơ
Lưu ý : Có thể chia nhóm ra để hò thi với nhau
+ Cách thực hiện câu hò “
- NĐK xướng câu 6 chữ ( câu 1 )
- CT hoạ lại A li hò lờ
- NĐK xứơng bốn chữ còn lại của câu 2
- CT hoạ lại : “ Hò lơ hó lơ, lắng tai nghe tiến gai đang hò lờ, hò lơ hó lơ”
5. LÝ ĐẤT GIỒNG
( Thơ lục bát )
NĐK1 : Hỡi cô gánh nước đường xa
Còn bao ( bao ) gánh nữa, để qua ( qua ) gánh dùm
CT : Tang tình tang tính tình tang
NĐK 2 : Hỡi cô gánh nứơc đường xa
Còn bao ( bao ) gánh nữa, để qua ( qua ) gánh dùm
CT : Tang tình tang tính tình tang
Lưu ý : Chữ trong ngoặc hát lặp lại
Lần thứ hai, NĐK có thể thay đổi câu thơ khác
(Huỳnh Toàn - SBĐ)
No comments:
Post a Comment