- Nhà tù thực dân lâu đời nhất:
Ngày 28-11-1861, Thủy sư đô đốc Pháp Bonard ra lệnh cho Thông báo hạm Norgazaray do trung úy Lespès chỉ huy chiếm Côn Đảo và tuyên bố chủ quyền của Pháp đối với hòn đảo này. 33 ngày sau đó (1-3-1862), Bonard ra quyết định thành lập nhà tù ở Côn Lôn. Félix Roussel được cử làm quản đốc đầu tiên. Tháng 4-1862, tàu Écho chở 50 người tù Việt Nam đầu tiên ra đảo[1]. Từ đó cho đến ngày 30-4-1975, nhà tù Côn Đảo là địa ngục trần gian của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Côn Đảo là một tổng thể kiến trúc đô thị đặc biệt-đô thị của những người tù. “Đô thị ấy đã tồn tại như một nghịch lý suốt 113 năm” (Võ Văn Kiệt).
Với thời gian tồn tại đúng 113 năm, nhà tù Côn Đảo là nơi giam cầm nhiều thế hệ người tù thuộc nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau.
Tháng 7-1867, nhà tù Côn Đảo đã có tới 500 tù nhân. Trong 50 năm đầu từ ngày thành lập, số tù nhân ở nhà tù Côn Đảo biến động ở mức trên dưới 1.000 người. Trong 15 năm tiếp theo, số tù nhân ở đây giao động trên dưới 2.000 người. Số tù nhân tại Côn Đảo đạt con số cao nhất dưới thời Pháp thuộc là sau Nam Kỳ Khởi nghĩa (23-11-1940) với trên 4.403 tù nhân. Hàng ngàn tù nhân đã chết trong những năm này.
Tháng 9-1945, nhà tù Côn Đảo có khỏang 3.000 tù nhân (trong đó có 2.000 tù chính trị). Từ năm 1945-1954, trung bình hàng năm Côn Đảo có 2.000 tù nhân. Cho đến khi Hiệp định Genève được ký kết (20-7-1954), Côn Đảo còn giam giữ 2.252 người tù. Trong thời kỳ Mỹ-ngụy, số lượng tù nhân Côn Đảo tăng dần từ 4.000 đến 8.000 tù nhân trong những năm 1967-1969 và ở mức cao nhất gần 10.000 người trong những năm 1970-1972, trong đó có 313 tù nhân nữ, 53 trẻ em từ 1 đến 9 tháng tuổi bị bắt theo mẹ. Trước ngày giải phóng (30-4-1975), Côn Đảo có 494 tù nhân nữ.
- Nhà tù có nhiều tù nhân bị chết nhất.
Hiện nay chưa có số liệu thống kê thật chính xác có bao nhiêu người tù đã ngã xuống trong 113 năm tồn tại của nhà tù Côn Đảo. Riêng con số thống kê được một cách tương đối cụ thể tại hai nghĩa trang Hàng Keo và Hàng Dương đã cho chúng ta một con số khủng khiếp. Nghĩa trang Hàng Keo chôn cất khoảng 10.000 người tù. Nghĩa trang Hàng Dương chôn cất khoảng 5.000 tù nhân trên tổng số 20.000 người đã bị sát hại tại nhà tù Côn Đảo.
Nghĩa trang nhà tù Côn Đảo còn mang tính chất là một nghĩa địa tù quốc tế. Những người tù yêu nước của các quốc gia Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc (Quảng Châu Loan, tô giới Pháp ở Trung Quốc) đã nằm lại nơi đây. Ngòai ra, còn có các tội phạm chiến tranh người Nhật trong thế chiến thứ 2...
Nghĩa trang nhà tù Côn Đảo còn mang tính chất là một nghĩa địa tù quốc tế. Những người tù yêu nước của các quốc gia Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc (Quảng Châu Loan, tô giới Pháp ở Trung Quốc) đã nằm lại nơi đây. Ngòai ra, còn có các tội phạm chiến tranh người Nhật trong thế chiến thứ 2...
- Nhà tù có diện tích nghĩa trang người tù lớn nhất:
Nhà tù Côn Đảo có hai nghĩa trang lớn. Nghĩa trang Hàng Keo hình thành đầu thế kỷ XX tới 1940, với tổng diện tích 80.000m2, hiện nay, khu vực này đã biến thành rừng dương. Từ năm 1941, do vùng Hàng Keo hết đất để chôn tù nhân bị chết, thực dân Pháp chôn người tù ở Nghĩa trang Hàng Dương, với diện tích 190.000m2.
- Nhà tù có nhiều trại giam và có diện tích lớn nhất.
Theo tính tóan bước đầu, những gì còn lại liên quan trực tiếp đến di tích nhà tù Côn Đảo hiện nay có diện tích 1.513.000m2. Riêng tổng diện tích 11 trại giam lên đến 158.174m2 (Trại 2, xây dựng 1875, diện tích 12.800m2; Trại 3 xây dựng 1916, diện tich 15.200m2; Nhà tra tấn, diện tích 620m2; Chuồng cọp Pháp, xây dựng 1941, diện tích 8.400m2; Trại 4, xây dựng 1942, diện tích 6.054m2; Trại 1, xây dựng 1935, diện tích 13.400m2; Trại 5, xây dựng 1962, diện tích 6.800m2; Trại 6: xây dựng 1968, diện tích 30.300m2; Trại 7, chuồng cọp Mỹ, xây dựng 1970, diện tích 30.000m2; Trại 8, xây dựng 1971, chua hòan thiện, diện tích 26.200m2; Biệt lập chuồng bò, xây dựng từ thờp Pháp, diện tích 8.400m2).
Đó là hệ thống trại giam, hầm đá, xà lim, khu biệt lập, biệt lập chuồng bò, chuồng cọp Pháp (120 chuồng), chuồng cọp Mỹ (384 chuồng), các “sở tù”, còn gọi là “sở chuyên môn” gắn với đặc điểm lao động, hoặc sản phẩm làm ra, nhằm khai thác sức lao động của người tù (Sở Rẫy, Sở Đá, Sở Tiêu, Sở Củi-Chuồng Bò, Sở Kéo Cây, Sở Lò Vôi, Sở Lưới, Sở Muối)...
- Nhà tù áp dụng nhiều âm mưu thủ đọan đày ải tù nhân man rợ nhất.
Suốt 113 năm tồn tại, nhà tù Côn Đảo là nơi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ sử dụng nhiều biện pháp man rợ để đày đọa, đe dọa, khủng bố, đàn áp, giết hại tù nhân bằng nhiều cách. Bản thân vị trí, cách thức giam cầm (từ xà lim, hầm đá, chuồng bò, chuồng cọp… đến khẩu phần ăn, chế độ lao động khổ sai)… đã quá đủ để đày ải, giết hại dần mòn tinh thần và thể chất tù nhân. Huống chi, tù nhân Côn Đảo còn bị đòn roi, bị đàn áp, giết hại một cách vô tội vạ, bị thể nghiệm các phương tiện tra tấn “hiện đại” quá sức chịu đựng của sức lực và tinh thần của con người[2]...
2. Ngọn Hải đăng đầu tiên của Việt Nam (1862).
Hải đăng Vũng Tàu được xây dựng và khánh thành vào 15-8-1862, tức là ngay sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đây là ngọn hải đăng được xây dựng sớm nhất ở nước ta. Ban đầu hải đăng được xây dựng ở mõm cực Nam của núi Nhỏ, ở độ cao khoảng 149m. Năm 1913, Hải đăng Vũng Tàu được chuyển lên vị trí hiện tại, cao chừng 170m so với mực nước biển (tháp hình trụ, cao 18m, đường kính 3m).
Trước đây, Hải đăng hoạt động nhờ hệ thống dây thiều (máy móc thiết bị sản xuất tại Pháp, còn lưu giữ gần như nguyên vẹn). Hiện nay, Hải đăng Vũng Tàu được thắp sáng nhờ bóng đèn (chuyển động bằng môtơ điện) có công suất 1.500w, chiếu xa 35 hải lý (gần 65km). Hải đăng Vũng Tàu có hai tia, mỗi phút quay 2,4 vòng.
3. Khách sạn đầu tiên của Việt Nam trên đất Vũng Tàu (những năm 1870).
Trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ XIX, công cuộc đô thị hóa đã làm biến đổi đáng kể bộ mặt của vùng đất Cap Saint Jacques. Nhiều con đường chạy dọc ngang kiểu bàn cờ, nhiều ngôi nhà lớn, kiến trúc theo lối phương Tây đã được xây dựng trên bờ bãi Trước. Tiệm buôn, cửa hiệu, nhà hàng và cả những khách sạn đầu tiên xuất hiện. Vào giữa năm 70 của thế kỷ XIX, một hoa tiêu người Pháp nghỉ hưu, tên là Arduzer đã bỏ tiền ra xây tại Vũng Tàu một ngôi nhà một trệt, một lầu, lợp ngói, tương đối khang trang để đón khách lưu trú. Có thể xem đây là khách sạn đầu tiên của thành phố du lịch Vũng Tàu và cũng là đầu tiên của Việt Nam.
Một khách sạn khác được xây dựng sau đó ít lâu nhưng lớn hơn và sang trọng hơn nhiều đó là khách sạn Grand (do hai người Pháp là Olivier và Motter làm chủ). Cơ sở của Arduzer như đã nói ở trên được sáp nhập cùng khách sạn Grand. Đây là nơi ăn, nghỉ, hội họp của các quan chức của phủ Thống đốc Nam Kỳ. Các quan chức hàng tỉnh, chủ nhà băng, chủ hãng buôn lớn, chủ đồn điền khi đến Vũng Tàu cũng nghỉ ngơi tại khách sạn sang trọng này.
Khách sạn Grand Hotel hiện nay vẫn còn hoạt động và vẫn còn ít nhiều dáng dấp của kiến trúc xây dựng buổi đầu mặc dù nó đã được cải tạo, nâng cấp rất nhiều lần.
Tôi vẫn ấp ủ một mơ ước rằng, nếu trong lần sửa chữa tới, những người quản lý khách sạn Grant sẽ phục dựng lại tòan bộ kiến trúc ban đầu của nó, tất nhiên nội thất vẫn phải dùng phương tiện hiện đại, và dựng một biển đá cẩm thạch khắc trên đó dòng chữ: GRANT HOTEL-KHÁCH SẠN ĐƯỢC XÂY DỰNG SỚM NHẤT CỦA VIỆT NAM, NHỮNG NĂM 70 CỦA THỂ KỶ XIX.( Nhưng đã cải tạo về đường nét kiến trúc ,chỉ giữ lại vị trí và mặt bằng cơ bản –Chú Thích VCV .)
Đó là niềm tự hào của ngành du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Vũng Tàu nói riêng. Và biết đâu đó cũng là một cách mời gọi du khách.
[1] Bấy giờ Côn Đảo còn giam giữ 119 người tù của triều đình Huế. Đội ngũ gác ngục của nhà Nguyễn gồm 80 người, 4 thơ lại, do một viên hải trấn, hàm bát phẩm đứng đầu.
[2] Ngày mùng 4 Tết Mậu Ngọ (1918), Pháp thảm sát một lúc hơn 80 người tù ở banh I sau đó đưa hai con hổ từ đất liền ra thả trên núi Côn Đảo để ngăn chặn tù trốn. Trong những năm 1927-1934, tỷ lệ tù chết từ 10 đến 15,6%, tốc độ đó có thể giết sạch một lớp tù sau 10 năm. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940) nhà giam Côn Đảo không đủ sức chứa (mỗi khám tăng lên 150-180 người). Có năm 3.000 tù nhân chết (1943). Thời Mỹ Diệm người tù bị giam ở Chuồng Cọp bị bọn gác ngục dội nước từ trên cao xuống mỗi đêm mấy lần để hành hạ. Chuồng Cọp ngày nào cũng có 1-2 người chết, có ngày lên đến 8 người. Mùa đông năm 1959-1960, số người chết lên đến mức kỷ lục, gần 400 người.
Hải đăng Vũng Tàu được xây dựng và khánh thành vào 15-8-1862, tức là ngay sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đây là ngọn hải đăng được xây dựng sớm nhất ở nước ta. Ban đầu hải đăng được xây dựng ở mõm cực Nam của núi Nhỏ, ở độ cao khoảng 149m. Năm 1913, Hải đăng Vũng Tàu được chuyển lên vị trí hiện tại, cao chừng 170m so với mực nước biển (tháp hình trụ, cao 18m, đường kính 3m).
Trước đây, Hải đăng hoạt động nhờ hệ thống dây thiều (máy móc thiết bị sản xuất tại Pháp, còn lưu giữ gần như nguyên vẹn). Hiện nay, Hải đăng Vũng Tàu được thắp sáng nhờ bóng đèn (chuyển động bằng môtơ điện) có công suất 1.500w, chiếu xa 35 hải lý (gần 65km). Hải đăng Vũng Tàu có hai tia, mỗi phút quay 2,4 vòng.
3. Khách sạn đầu tiên của Việt Nam trên đất Vũng Tàu (những năm 1870).
Trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ XIX, công cuộc đô thị hóa đã làm biến đổi đáng kể bộ mặt của vùng đất Cap Saint Jacques. Nhiều con đường chạy dọc ngang kiểu bàn cờ, nhiều ngôi nhà lớn, kiến trúc theo lối phương Tây đã được xây dựng trên bờ bãi Trước. Tiệm buôn, cửa hiệu, nhà hàng và cả những khách sạn đầu tiên xuất hiện. Vào giữa năm 70 của thế kỷ XIX, một hoa tiêu người Pháp nghỉ hưu, tên là Arduzer đã bỏ tiền ra xây tại Vũng Tàu một ngôi nhà một trệt, một lầu, lợp ngói, tương đối khang trang để đón khách lưu trú. Có thể xem đây là khách sạn đầu tiên của thành phố du lịch Vũng Tàu và cũng là đầu tiên của Việt Nam.
Một khách sạn khác được xây dựng sau đó ít lâu nhưng lớn hơn và sang trọng hơn nhiều đó là khách sạn Grand (do hai người Pháp là Olivier và Motter làm chủ). Cơ sở của Arduzer như đã nói ở trên được sáp nhập cùng khách sạn Grand. Đây là nơi ăn, nghỉ, hội họp của các quan chức của phủ Thống đốc Nam Kỳ. Các quan chức hàng tỉnh, chủ nhà băng, chủ hãng buôn lớn, chủ đồn điền khi đến Vũng Tàu cũng nghỉ ngơi tại khách sạn sang trọng này.
Khách sạn Grand Hotel hiện nay vẫn còn hoạt động và vẫn còn ít nhiều dáng dấp của kiến trúc xây dựng buổi đầu mặc dù nó đã được cải tạo, nâng cấp rất nhiều lần.
Tôi vẫn ấp ủ một mơ ước rằng, nếu trong lần sửa chữa tới, những người quản lý khách sạn Grant sẽ phục dựng lại tòan bộ kiến trúc ban đầu của nó, tất nhiên nội thất vẫn phải dùng phương tiện hiện đại, và dựng một biển đá cẩm thạch khắc trên đó dòng chữ: GRANT HOTEL-KHÁCH SẠN ĐƯỢC XÂY DỰNG SỚM NHẤT CỦA VIỆT NAM, NHỮNG NĂM 70 CỦA THỂ KỶ XIX.( Nhưng đã cải tạo về đường nét kiến trúc ,chỉ giữ lại vị trí và mặt bằng cơ bản –Chú Thích VCV .)
Đó là niềm tự hào của ngành du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Vũng Tàu nói riêng. Và biết đâu đó cũng là một cách mời gọi du khách.
[1] Bấy giờ Côn Đảo còn giam giữ 119 người tù của triều đình Huế. Đội ngũ gác ngục của nhà Nguyễn gồm 80 người, 4 thơ lại, do một viên hải trấn, hàm bát phẩm đứng đầu.
[2] Ngày mùng 4 Tết Mậu Ngọ (1918), Pháp thảm sát một lúc hơn 80 người tù ở banh I sau đó đưa hai con hổ từ đất liền ra thả trên núi Côn Đảo để ngăn chặn tù trốn. Trong những năm 1927-1934, tỷ lệ tù chết từ 10 đến 15,6%, tốc độ đó có thể giết sạch một lớp tù sau 10 năm. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940) nhà giam Côn Đảo không đủ sức chứa (mỗi khám tăng lên 150-180 người). Có năm 3.000 tù nhân chết (1943). Thời Mỹ Diệm người tù bị giam ở Chuồng Cọp bị bọn gác ngục dội nước từ trên cao xuống mỗi đêm mấy lần để hành hạ. Chuồng Cọp ngày nào cũng có 1-2 người chết, có ngày lên đến 8 người. Mùa đông năm 1959-1960, số người chết lên đến mức kỷ lục, gần 400 người.
No comments:
Post a Comment