TÍN HIỆU MORSE
1)
Morse:
Là phương pháp truyền tin bằng âm thanh phổ biến trên toàn thế giới
từ năm 1844 do ông Samuel Morse phát minh. Tín hiệu Morse gồm 2 âm thanh “tích”
và “te”, “tích” thì có âm
thanh dài, “te” thì có âm thanh ngắn. Những tín hiệu này được xếp
lại với nhau tạo thành các mẫu tự tượng trưng cho các chữ trong bộ mẫu tự Anphabet .
2) Phương tiện để phát
tín hiệu Morse:
Có nhiều phương tiện dùng để phát tín hiệu Morse. Ví dụ: Còi, kèn,
tù và, khói, lửa, cờ…Tóm lại, bạn dùng bằng phương tiện nào cũng được miễn sao
thể hiện được tín hiệu dài và ngắn của hệ thống Morse.
3)
Cách viết và ghi nhận lại tín hiệu Morse:
Các bạn có thể dùng bất cứ ký hiệu nào để viết và ghi nhận lại âm
thanh “tích”, “te” của Morse, nghĩa là thể hiện được 1 âm dài và một âm ngắn.
Ví dụ: Tiếng “te” = – ; hoặc = ; hoặc = t
Tiếng
“tích” = . ; hoặc = o ; hoặc = s
4)
Bảng Morse theo mẫu
tự anphabet và số:
A . -
B - . . .
C - . - .
D - . .
E .
F . . - .
|
G - - .
H . . . .
I . .
J . - - -
K - . -
L . - . .
M - -
|
N - .
O - - -
P . - - .
Q - - . -
R . - .
S . . .
T -
|
U . . -
V . . . -
W . - -
X - . . -
Y - . - -
Z - - . .
CH - - - -
|
0 - - - - -
1 . - - - -
2 . . - - -
3 . . . - -
4 . . . . -
5 . . . . .
6 - . . . .
7 - - . . .
8 - - - . .
9 - - - - .
|
5)
Tín hiệu thường dùng
trong sinh hoạt tập thể (bảng dấu chuyển):
a.
Cho người phát
tin:
NỘI DUNG
|
TÍN HIỆU
|
NỘI DUNG
|
TÍN HIỆU
|
Chú ý
|
T
|
Tôi xin ngưng
|
XX
|
Bắt đầu
|
NW hay 3 A
|
Cấp cứu
|
SOS
|
Hết bản tin
|
AR
|
Khẩn
|
DD
|
Sai, phát lại
|
HH hay 8 chữ E
|
Xin đợi
|
AS
|
b.
Cho người nhận
tin:
NỘI DUNG
|
TÍN HIỆU
|
NỘI DUNG
|
TÍN HIỆU
|
Sẵn sàng nhận
|
K
|
Xin nhắc lại
|
IMI
|
Đã hiểu
|
E
|
Đã hiểu bản tin
|
VE
|
Đợi một chút
|
AS
|
Xin đánh chậm lại
|
VL
|
Xin nhắc lại toàn bộ điện
tín
|
QT
|
Những nội dung đã nhận
không có nghĩa
|
OS
|
Xin nhắc lại mỗi dấu
|
QR
|
Phát lại từ
|
FM
|
c.
Dấu chấm câu:
- Chấm : AAA -
Phẩy : MIM
- Gạch đầu dòng : THT - Dấu hỏi : IMI
- Dấu hai chấm : OS -
Gạch dưới : UNT
- Gạch phân số : DN -
Mở, đóng ngoặc đơn : KK
6)
Những yêu cầu đối với
người truyền và nhận tin bằng Morse:
a.
Đối với người phát
tin:
Người phát tin
có thể truyền tín hiệu Morse bằng các âm thanh của các phương tiện khác nhau
(Ví dụ: còi, kèn, trống, tùvà…).
-
Nếu sử dụng còi để truyền tin
thì phải thổi rõ ràng, đúng nhịp độ, trường độ. Thổi hơi dài “âm tè”,
thổi hơi ngắn “âm tích” . Mỗi cụm âm của từ phải thổi dứt khoát.
-
Thuộc bảng tín hiệu Morse và
bảng dấu chuyển.
-
Nên chọn nơi đầu gió và chọn vị
trí thích hợp nhất để phát tin.
- Trước khi phát tin chính thức,
cần sử dụng đúng trình tự bảng chuyển dấu (phát tín hiệu chú ý “ T”; AAA
hoặc NW; CT (có tin truyền) sau đó đợi bên nhận tin phát tín hiệu
K , lúc đó mới bắt đầu phát tín hiệu đi.
-
Hết bản tin phải phát tín hiệu AR để
báo cho người nhận biết.
b.
Đối với người nhận
tin:
-
Thuộc bảng tín hiệu Morse và
bảng chuyển dấu.
-
Chọn vị trí thích hợp để nghe
rõ nhất.
- Phải để định tin cho chính xác
(giữa hai cụm âm từ nên phẩy hoặc gạch sổ xuống).
-
Nên ghi rõ bằng chữ, tránh viết
bằng âm hiệu
-
Trong lúc nhận tin cần tập trung, không lập lại tín
hiệu Morse.
7)
Cách học thuộc tín
hiệu morse:
a.
Học theo cách
ghi trình tự Anphabet:
Ví dụ: A . -
B - . . .
C - . - .
b.
Bảng
Morse đối xứng.
-
Cách học theo bảng chữ đối xứng tương đối dễ nhớ và hiệu quả
hơn vì nó có thể cho ta nhớ ngay bảng 1 và nếu như bạn nhạy bén hơn nữa thì có
thể nhớ luôn bảng 2 và bảng 6. Những bảng còn lại tuy khó nhớ hơn nhưng cũng dễ
học vì nhờ cách sắp xếp đối nhau.
c.
Cách học theo hệ thống tháp Morse:
8)
Trò chơi Morse:
a.
Trò chơi “Ai
nhanh hơn ai”:
-
Cách chơi: Chia làm 2 đội (đội A và đội B), Nam, Nữ đều nhau. Nam tượng trưng
cho âm “tích” và Nữ tượng trưng cho âm “te”. Khi người quản trò
hô chữ nào thì hai phe nhanh chóng cử người lên xếp tín hiệu Morse của chữ đó
và đọc lên tín hiệu của mình. Ví dụ: Khi người quản trò hô chữ A
thì hai đội nhanh chóng cử 1 Nam, 1 Nữ chạy lên vạch mức quy định, xếp tín hiệu
Morse chữ A rồi vừa nhảy lên vừa hô lên tín hiệu của mình. Hay
khi quản trò hô chữ K thì 2 đội nhanh chóng cử người lên xếp thanh chữ K
rồi vừa nhảy lên vừa hô lên tín hiệu của mình (1 Nữ – 1 Nam – 1 Nữ). Trò
chơi cứ tiếp diễn, đội nào lên trước và xếp đúng tín hiệu nhiều lần thì đội đó
thắng.
-
Luật chơi:
·
Phải đứng trên vạch mức, đứng
ngoài không tính.
·
Hô tín hiệu nhỏ không tính.
·
Đội nào lên trước và xếp đúng
tín hiệu nhiều lần thì đội đó thắng.
b.
Trò chơi
“Nhanh trí, lẹ tay”:
-
Cách chơi: Các bạn đứng thành vòng tròn quanh một vòng tròn được vẽ bằng phấn ở
giữa (trong vòng tròn được vẽ bằng phấn có các miếng giấy chữ cái, con số và
các tín hiệu Morse tương ứng các chữ cái và con số). Vào trò chơi, quản trò bắt
một bài hát để cho các bạn cùng hát theo, vừa hát vừa đi quanh vòng tròn. Khi
quản trò hô “Chữ, số hay tín hiệu”thì các bạn trong vòng tròn nhanh chóng chạy
vào vòng tìm “tín hiệu hay chữ, số” tương ứng với “Chữ, số hay tín hiệu” mà
quản trò hô. Có nghĩa là khi quản trò hô chữ A thì các bạn chơi phải tìm
tín hiệu”( . - ) (Tích te). Hay quản trò hô tích te thì các bạn
chơi phải tìm chữ A. Trò chơi cứ tiếp diễn sau khi có bạn đã tìm ra
trước.
-
Luật chơi:
·
Bạn nào tìm ra trước sẽ ghi
được 1 điểm.
·
Bạn nào ghi được 10 điểm trước
thì sẽ thắng.
c) Trò chơi “Ghép chữ”:
- Cách chơi: Chia
làm 2 đội, mỗi đội phải nhanh trí tìm ra những chữ có thể ghép phía trước vần
“con”(Hoặc trái)(ví dụ như: Con Heo, trái chôm chôm). Đội nào ghép được nhiều
chữ là đội đó thắng.
- Luật chơi:
·
Chỉ chọn những chữ trong bảng
1( 1 + 2…)
·
Không chọn lại những chữ đã có
rồi.
·
Trong 5 tiếng đếm nếu đội nào
không tìm ra thì bị mất quyền trả lời.
·
Kết thúc trò chơi dội nào ghép
được nhiều chữ là thắng.
v Những trò chơi trên, nên đưa vào trong quá trình huấn luyện Morse,
vì nó giúp ích cho các bạn học tiếp thu nhanh hơn. Điều quan trọng là cần tạo
điều kiện, tình huống cho các bạn học thường xuyên thực hành và vận dụng vào
thực tế.Ngoài ra nó còn là một phương pháp cần áp dụng trong huấn luyện truyền
tin.
9)
Bài tập Morse:
Ở cách học theo các chữ đối xứng thì trong quá trình học nên theo
trình tự các bảng. Học xong hết bảng 1 rồi mới qua bảng 2 và các bảng kế tiếp.
Dưới đây xin giới thiệu một số bài tập và các mẫu bản tin để các bạn luyện tập.
a. Bảng 1: Dịch và thổi các mẫu bản tin sau:
*Bản tin 1: Em tôi
cho tôi chôm chôm.
*Bản tin 2: Ô mô tô
ôm chôm chôm.
*Bản tin 3: Some times
*Bản tin 4: Tim
heo.
*Bản tin 5: Chí tó mó tí hí hó hé tí tím mé mí
hít hít chí chéo ối ối.
*Bản tin 6: Mi
cho tôm cho tôi.
*Bản tin 7:
Sói, heo, chí, tôm, tim, chó, cheo, thố, ếch, mối, tem.
*Bản tin 8: Mít, chôm chôm, me, tim.
b.Bảng 1+ bảng 2: Dịch và thổi các mẫu bản tin sau:
*Bản tin 1: Vua AnBuDa.
*Bản tin 2: Ba vua đan đua.
*Bản tin 3: Mua vé.
*Bản tin 4: Đố em ai tên ma ếch.
*Bản tin 5:
Chinh chiến.
*Bản tin 6: Em
nói em ái anh.
*Bản tin 7: Đố
vui.
*Bản tin 8: Bám
sát nhé nếu té chết đó.
*Bản tin 9:
Voi, ve, nhím, bê, bo bo, ma, dê, de, đom đóm, chim đa đa.
c. Bảng 1+ bảng 2 + bảng 3: Dịch và thổi các mẫu bản tin sau:
*Bản tin 1: Lan
là lý linh lan líu lo là lướt lên lầu lấy lá ly lang.
*Bản tin 2: Quý
qua quát quỳ quái quá Quỳ quằng quằng quát quí quá quái.
*Bản tin 3: Bà
ba bán bún bò bên bờ bong bóng bị bọn Ba bì bắt Bà bị Bì bum ba bò bẹt.
*Bản tin 4: Vua
ve vui vô vàng và véo von vun vút.
d. Bảng 1+ bảng 2 + bảng 3 + bảng 4 + bảng 5+ 6: Dịch và thổi các mẫu bản tin sau:
*Bản tin 1:
Trại hè 2004.
*Bản tin 2:
Chào mừng các bạn trại sinh trại rèn luyện 1 năm 2004.
*Bản tin 3: Hãy
chuẩn bị nhổ trại lên đường lúc 16 giờ.
*Bản tin 4:
Theo dấu chân đến trạm 4.
Lịch sử truyền tin
Truyền tin - Semaphore
Truyền tin - Tín hiệu câm
No comments:
Post a Comment