I.MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
1. Mật thư :
Mật thư là từ Việt, dịch rất sát từ Cryptogram, có gốc tiếng Hy lạp Kryptos: giấu kín, bí mật; và gramma: bản văn, lá thư. Mật thư có nghĩa là bản thông tin được được viết bằng các ký hiệu bí mật hoặc bằng các ký hiệu thông thường, nhưng theo một cách sắp xếp bí mật mà người gửi và người nhận đã thoã thuận trước với nhau nhằm giữ kín nội dung trao đổi.
2. Mật mã: ( ciphen,code) Là các ký hiệu và cách sắp xếp để thể hiện nội dung bản tin. Mật mã gồm 2 yếu tố: hệ thống và chìa khóa.
3. Giải mã:(Decinphermant)
Là quá trình khám phá những bí mật của ký hiệu và cách sắp xếp để đọc được nội dung bản tin .
4. Hệ thống:
Là những qui định bất biến, những bước tiến hành nhất định trong việc dùng các ký hiệu và cách sắp xếp chúng.
Hệ thống được qui về 3 dạng cơ bản sau:
- Hệ thống thay thế.
- Hệ thống dời chỗ.
- Hệ thống ẩn dấu.
5. Chìa khóa: Chìa khóa được đặt ra nhằm mục đích là để nâng cao tính bí mật của bản tin.
Chìa khóa là phần gợi ý của người viết mật thư nhằm giúp người giải mật thư đoán biết hệ thống và có cơ sở tìm ra qui luật nhất định đẩ giải mã.
Nếu là mật thư đơn giản thì không cần thiết phải có chìa khóa.
* Ví dụ:
Mật thư trên được viết theo hệ thống dời chỗ. Mật mã trong mật thư này là những chữ cái sắp xếp khác với trật tự, bình thường khi ta viết từ trái sang phải, từ trên xuống. Do đó chìa khóa đã gợi ý hướng dẫn, giãi mã bằng hình vẽ. Nghĩa là đọc theo hình gợn sóngtheo chiều của mũi tên, ta được nội dung bản tin là: ĐI CẮM TRẠI
II. CÁC YÊU CẦU KHI VIẾT VÀ ĐỌC MẬT THƯ:
1. Viết mật thư: Muốn mật thư đạt yêu cầu phải có những yếu tố sau:
- Phải phù hợp với trình độ, trí tuệ và kinh nghiệm của người giải mật thư. Có nghĩa là phải biết người nhận mật thư trình độ tư duy ra sao? Biết dùng chìa khóa và hệ thống nào?
- Mật thư phải có ít nhiều tính cách bí ẩn bắt người chơi phải động não. Mật thư đã chơi ở buổi trại lần trước rồi, muốn sử dụng lại thì nên thay đổi vài chi tiết cơ bản.
- Viết mật thư phải nghĩ đến chìa khóa, đặt chìa khóa phải nghĩ đến người nhận mật thư, đừng theo chủ quan của mình. Nếu mật thư quá khó sẽ gây sự đánh đố dẫn đến trò chơi mất hay, tốn nhiều thời gian.
- Viết mật thư phải cẩn thận, cân nhắc sao cho phù hợp với hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu và thời gian của toàn buổi trại hay buổi sinh hoạt.
- Viết xong mật thư, cần kiểm tra lại xem có sai xót ở chỗ nào không? Nội dung đã đủ và đúng chưa? Chìa khóa có gì sai lệch và có logic chưa ?
- Trong hoạt động trại, mật thư thường đưa vào trong trò chơi lớn. Trong quá trình các trại sinh giải mật thư, nếu có tình huống trại sinh không đọc được mật thư, do không phù hợp với khả năng thì ban tổ chức phải cử người trợ giúp để tránh gây tâm lý nhàm chán cho trại sinh.
2. Đọc mật thư:
Trước hết phải bình tĩnh và thận trọng tìm ra ý nghĩa của chìa khóa. Chìa khóa bao giờ cũng liên quan chặt chẽ đến mật thư. Giải ý nghĩa của chìa khóa phải có cơ sở, hợp logic với mật thư. Chìa khóa có thể tìm ra được rất nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng quan trọng là ý nghĩa nào khớp với mật thư. Từ chìa khóa, ta có thể xác định mật thư thuộc hệ thống nào. Sau đó bắt đầu dịch mật thư. Nếu dịch ra thấy sai một vài chỗ sai có thể do:
- Chưa tìm đúng ý nghĩa của chìa khóa (phải thử lại cách khác)
- “Dịch” chưa đúng nghĩa chìa khóa (Phải kiểm tra lại)
- Người gửi viết sai ký hiệu (có thể do cố ý viết sai)
Dịch mật thư xong, rồi chép lại toàn bộ nội dung đã “dịch”, thấy chỗ nào không hợp lý, khác lạ thì phải cẩn thận chú ý, cân nhắc thật kỹ, chớ đoán mò hoặc vội kết luận.
No comments:
Post a Comment