Phương hướng–Các loại định hướng Phần II

6) Định hướng bằng sao trời:
Vào những đêm không có trăng, sao mọc đầy trời, muốn tìm phương hướng cho chính xác, bạn phải tìm đến sao Bắc cực (Bắc đẩu: Etoile Polaire) để biết hướng Bắc hoặc sao Nam Thập (Croix du Sud) để biết hướng Nam. Sao Bắc cực lại nhỏ, vì vậy muốn tìm sao Bắc cực ta phải dựa vô các chòm sao nào tương đối sáng có hình dạng đặc trưng, dễ nhận dạng, thường xuyên xuất hiện trên bầu trời, từ đó bằng cách kéo dài những đoạn tưởng tượng để tìm đến sao Bắc cực. Biết được hướng Bắc rối thì ta dễ dàng xác lập các hướng còn lại.
Một số chòm sao thường được dùng để tìm sao Bắc cực ở nửa cầu Bắc.
a. Bằng chòm sao Bắc Đẩu: Gồm 2 chòm sao
Có tên là: chòm Đại Hùng Tinh (gấu lớn) & chòm Tiểu Hùng Tinh(Gấu nhỏ). Sao Bắc cực là 1 ngôi sao sáng nhất của chòm gấu nhỏ. Vì mắt thường khó thấy sao này nên ta phải nhờ đến chòm sao Đại Hùng Tinh để tìm sao Bắc cực.
* Chòm sao Gấu lớn:
- Tên gọi: Grand Ourse, Big Dipper, Ursa Major.
- Bắc Đẩu, Thất tinh, Đại Hùng Tinh, Đại xa tóa.
* Mô tả:
- Có hình giống cái Soong hay cán gáo… tuỳ theo bạn tưởng tưởng.
- Gồm có 7 sao sáng: 4 sao thân Soong và 3 sao ở cán Soong.
uma_con
1a3bbd20-306f-4dcb-95d0-989dbfef7641_038B
* Định phương hướng:
- Kéo dài cạnh ngoài của đáy soong (cạnh ab) 5 đoạn bằng cạnh ab sẽ gặp sao Bắc cực.
- Xuất hiện (từ chập tối) suốt đêm, từ tháng 3 đến tháng 8. Những tháng khác vào mùa đông chòm Đại Hùng Tinh xuất hiện rất khuya hoặc gần sáng mới thấy.
- Ngoài ra chòm Đại Hùnh Tinh người ta còn sử dụng để dự đoán giờ bằng đuôi của nó. Buổi tối, đuôi chòm này ở phía Đông, sáng sớm, đuôi ngã về phía Tây. Nhân gian có câu:
Đêm khuya thức dậy trông giờ,
Đuôi sao Bắc Đẩu đã rời phương đông
Trở vào buồn học gọi chồng,
Trở ra sắp gánh, sắp gồng ra đi.
b. Bằng chòm Thiên Nga:
* Tên gọi: Cygen – Swan – Cynus – Northern Cross
Hạc trắng – Ngỗng trời – Thập tự Bắc – Thiên Nga.
* Mô tả:
- Gồm 5 sao xếp thành hình chữ thập, hơi gãy.
- Chòm Thiên Nga còn gọi là Thập Tự Bắc (Bắc Thập) để phân biệt với chòm Nam Thập ở bán cầu Nam.
thiennga

Cygnus
* Định phương hướng:
- Kéo dài cạnh ab khoảng 4 đoạn bằng ab sẽ gặp sao Bắc cực.
- Xuất hiện suốt đêm giữa mùa hạ sang đầu mùa thu (tháng 5 – 8).
- Mùa đông (tháng 10 – 12) xuất hiện từ chập tối đến nửa đêm, gần về sáng thì lặn.
- Mọc sau chòm Gấu lớn hơn 6 giờ.
c. Chòm Ngự Phu:
* Tên gọi: Cocher – Charioteer – Auriga – Phu xe (Ngự Phu).
* Mô tả:
- Gồm 5 sao
- Hình dạng: 5 cạnh không đều. Ngôi sao sáng nhất của choom này tên là Dê Cái, bên cạnh những ngôi sao mờ hơn đó là những chú Dê Con.

nguphu1
* Định phương hướng:
- Kéo dài cạnh ab khoảng 5 lần bằng ab sẽ gặp sao Bắc cực.
- Xuất hiện sau chòm Thiên Hậu khoảng 6 giờ.
- Biến mất khoảng tháng 6.
images (1)
nguphu2
d. Chòm Thiên Hậu (Tiên Hậu):
* Tên gọi: Cassiopeé – The lady in the chair – Cassiopeia – Thiên Hậu (Tiên Hậu).
* Mô tả:
- Gồm 5 sao chính.
- Hình dạng:
+ Mới mọc, hình con số 3.
+ Lên cao hình chữ M.
+ Sắp lặn hình chữ W.

thienhau1
* Định phương hướng:
- Kẻ đường thẳng gần như vuông góc với cạnh thứ 3 của con số 3 hay của chữ M, rồi lấy chừng 7 lần đoạn ab thì tới sao Bắc cực.

thienhau3
* Định phương hướng:
- Kẽ đường thẳng gần như vuông góc với cạnh thứ 3 của con số 3 hay của chữ M, rồi lấy chừng 7 lần đoạn ab thì tới sao Bắc cực.


cassiopeia 
- Mọc sau chòm Thiên Nga gần 6 giờ.

thienhau2
e. Chòm Hiệp sĩ:
* Tên gọi: Orio – Hunter – Orion
Tướng quân – Liệp Hộ thần – Thần săn – Hiệp sĩ.
Orion H mapa inv
* Mô tả:
- Gồm 3 sao xếp hình tam giác tạo cái đầu.
- 3 sao sáng nhất tạo giải day lưng.
- Một vòng sao ở cánh tay trái tạo cái khiên (cái mộc).
- 3 sao mờ ở cánh tay phải: vũ khí.
11920.orion - Hình dạng:
+ Giống hình người Hiệp sĩ .
+ Dân quê Việt Nam còn gọi giải dây lưng là sao 3 và chòm sao tạo bởi dây lưng với con dao là sao Cày.
clip_image016 * Định phương hướng:
- Nhân gian Việt Nam có câu hát:
“Nhìn lên trời đây sao sao sao,
Em không biết phương Nam nơi nào.
Nhìn lên thấy ông thần thần,
Cài cây kiếm bên mình mình mình.”
- Từ ngôi sao đỉnh đầu kéo một đường tưởng tượng qua ngôi sao giữa day lưng, ta sẽ t?m được phương Nam.
hiepsi
- Nằm vắt ngang xích đạo trời.
- Xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 4 và lặn vào tháng 6 .
- Chòm sao thuộc Nam bán cầu.
f. Bằng sao Mai, sao Hôm Vào những buổi chiều ta, Hướng mắt nhìn về phương Tây, bạn sẽ thấy xuất hiện một vì sao rất sáng trên bầu trời. Đó là sao Hôm. Về sáng sớm và sao này lại xuất hiện trên bầu trời phương Đông và mang một tên mới đó là sao Mai.
Một điều nửa ta can lưu ý: Khi nhìn sao Hôm vừa lặn thì một vì sao khác lại mọc lên ở nền trời Đông. Người ta gọi đó là Sao Vượt. (Venus – sao Kim Tinh).
g. Chòm sao thần Nông và chòm sao bò cạp có mối quan hệ gì ?
 
1268148460.nv
12910591247305215
Người Tây phương thêm 1 số vì sao vào chòm Thần Nông và gọi đó là chòm sao Bò Cạp (Nam bán cầu). chòm này xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8 khi chòm Hiệp Sĩ biến mất.
Hình dạng:
bocap
h. Phụ chú:


phuchu
* Khi nhìn chòm sao Gấu Lớn, muốn tìm hướng Bắc thì ta phải tìm đuôi của Gấu Lớn. Nhìn chòm sao Gấu Lớn thì đứng về hướng Tây (mắt nhìn lên 450). Nhìn rõ từ 21h đến 23h.
* Tìm được chòm Đại Hùng Tinh sẽ tìm được chòm Mục Phu và Ngự Phu ( theo hình vẽ).
* Tìm được Chòm Đại Hùng Tinh, quay về phía sau là chòm sao Thiên Hậu. Chòm Sao Thiên Hậu nhìn khó thấy.
* Chòm sao Thiên Nga nhìn về Biển Đông.
* Sao Bắc Đẩu ở giữa bán cầu Bắc (ở Việt Nam không thấy được sao Bắc Đẩu vì Việt Nam ở Nam bán cầu).
* Nhìn sao ta đoán được tháng trong năm. Ở Việt Nam luôn luôn nhìn được chòm Đại Hùng Tinh (Gấu Lớn).
i) Lưu ý khi tìm phương hướng bằng các chòm sao:
- Cần phải kiên trì tập luyện thường xuyên và thuộc hình dạng các chòm sao.
- Nên chọn những đêm có trăng, tránh những đêm rằm để tập nhận dạng các chòm sao cho tốt.
- Chỉ tìm những chòm sao nào hiện đang mọc và phải biết những tháng nào, giờ nào thì có chòm sao nào xuất hiện trên bầu trời.
Ví dụ: chỉ có thể tìm được chòm sao Gấu Lớn từ tháng 3 đến tháng 8.
- Việc quan sát các chòm sao nên chọn lúc thời tiết thuận lợi (bầu trời quang đãng, không có mây mù).
- Cần có những kỹ năng nhất định mới có kết quả tốt.
7) Tìm phương hướng bằng địa bàn: - Trái đất của chúng ta là “một khối nam châm khổng lồ” có 2 từ cực đó là từ cực Bắc và từ cực Nam, lợi dụng từ tính của trái đất mà người ta chế ra địa bàn (còn gọi là la bàn).
- Có 2 loại địa bàn thông dụng: loại có kim (1 đầu có từ tính) quay trên một trục và chỉ hướng Bắc và loại không có kim mà chỉ có một mặt tròn trên có khắc mũi tên và luôn chỉ về một hướng hoặc ghi số 0 và chữ N.
- Cách sử dụng:
La-ban
+ mở nắp la bàn (nếu có), đặt lên mặt phẳng nằm ngang
+ Kim nam châm sau khi giao động sẽ đứng yên, đầu mũi tên sẽ chỉ về hướng Bắc
- Chú ý:
+ Không sử dụng địa bàn ở gần các vật bằng sắt.
+ Gần đường dây điện cao thế.
- Hình dạng:

Laban

No comments:

Post a Comment