NĐK : để hai tay xuống vai, cả đoàn hát A ( la )
NĐK : để hai tay xuôi xuống, cả đoàn hát À ( là )
Cứ làm như thế đến khi nào hát đều thì thôi.
2. HÁT THAY CHỮThay chữ cuối hoặc hai chữ cuối thành một chữ khác hoặc hai chữ khác.
Ví dụ :
Bài hát “ Cả nhà thương nhau”, thay chữ cuối bằng chim
Ba thương con vì con giống chim
Mẹ thương con cì con giống chim
Cả nhà ta đều thương yêu chim
Xa là nhớ gần nhau là Chìm ( chim )
Ví dụ : Bài hát “ Em đi chùa Hương” thay hai chữ cuối thành 2 chữ bất kỳ
Hôm qua em đi từng tưng
Hoa cỏ còn mờ tưng tưng
Cùng thầy me vấn đầu tưng tưng
3. BA GIỌNG HÁTChọn câu hát vui “ yêu là yêu là yêu chúng mình yêu nhiều. Yêu là yêu là yêu chúng mình yêu quá”
NĐK : Chia làm ba nhóm :
Nhóm 1 : Hát giọng thanh niên khoẻ khoắn
Nhóm 2 : hát giọng trung niên khàn khàn
Nhóm 3 : Hát giọng ông lão không ra tiếng
NĐK chí nhóm nào thì nhóm đó hát theo giọng của nhóm mình, có lúc hai giọng cùng hát. Có lúc ba giọng cùng hát với nhau, tuỳ sự linh động của NĐK
4. BẠN ƠI HÃY LÀMCT cùng đồng thanh nói và làm theo các động tác của NĐK
“ Bạn ơi hãy làm :
Làm như thế này bạn nhé ( làm động tác vui )
Đừng có làm sai ( câu này có thể lập lại nhiều lần )
Anh em họ cười”
Để trò chơi thêm vui, NĐK lưu ý điều khiển những động tác vui nhộn, thân mật ( choàng vai, ôm eo….) hoặc những động tác ngộ nghĩnh và câu cuối có thể đọc “ Campuchia họ cười” hoặc tên một nước nào đó phù hợp với âm điệu.
5. SƯỚNG VUI( Tương tự như “ cùng vui” và “ này bạn vui” )
NĐK hát và làm động tác mẫu, CT cũng làm theo.
“ Thấy sướng vui bạn vỗ đôi tay ( vỗ hai cái )
Thấy sướng vui bạn muốn tỏ ra bạn vỗ đôi tay 9 vỗ tay hai cái )
Thấy sướng vui bạn muốn tỏ ra cho quanh đây thấy lòng bạn vui, bạn muốn tỏ ra bạn vỗ đôi tay ( vỗ tay )
6. LẲNG LẶNG MÀ NGHENĐK : Lẳng lặng mà nghe, Quang Trung ngày xưa đánh giặc. Mười vạn quân Thanh tan tành giữa thành Đống Đa
Quân ta !
CT : Xông pha ( vung tay phải lên )
NĐK : Một cánh tay ( giơ tay lên )
CT : Một cánh tay ( giơ tay lên )
Tất cả cùng hát toàn bộ bài hát. NĐK tiếp tục lần hai
NĐK : Một cánh tay, hai cánh tay ( giơ hai tay lên )
CT : Một cánh tay, hai cánh tay ( giơ hai tay lên )
Tất cả cùng hát và vung hai tay. Tiếp tục lần 3,4,5
Lưu ý : NĐK kết hợp các động tác hợp lý như : hai cánh tay và một cái chân và hai tay, hai chân, hai tay và một cái mông….
7. HOÀ TẤU( Hát và làm theo hướng dẫn của NĐK )
- Nào anh em cùng ra đây xem chúng ta đua nhau chơi kèn : Tò tí te, tò tí te, tò tí te, tò tí te (làm động tác thổi kèn )
- Nào anh em cùng ra đây xem chúng ta đua nhau chơi đàn : Tình tính tinh, tình tính tinh, tình tính tinh, tình tính tinh ( làm động tác đàn )
Lưu ý : NĐK hướng dẫn và cho chơi các loại nhạc cụ
Có thể chơi những động tác vui như : ngồi, quì, bò….
8. CỔ ĐỘNG( Dựa vào giai điệu cổ động bóng đá )
Khi NĐK đưa ra một từ nào đó thì cử toạ sẽ xướng theo điệu bài hát cổ động bóng đá : “ Dô dô dô. Àlê, à lế,à lê. Dô dô dô, à lê, à lế, à lê”
Ví dụ :
NĐK : Xướng chữ U
CT : du du du, à lu alú alu, du du du, àlu àlú àlu
NĐK : Xướng chữ Ui
CT : Dui dui dui, àlui àlúi àlui, dui dui dui, àlui à lúi à lui
Lưu ý : NĐK xướng bất kỳ chữ gì nhưng phải có ý nghĩa và vui
9. TÌM NGƯỜINĐK : ( Vỗ tay hai cái rồi nói ) Tôi không
CT : Chính bạn
NĐK : ( Lập lại động tác vỗ tay ) không phải tôi
CT : Vậy thì ai
NĐK : ( la75p lại động tác vỗ tay ) chính bạn ( Lan ) là người đẹp nhất trong cuộc chơi này
Người có tên là ( lan ) sẽ thay NĐK tiếp tục làm lại từ đầu. Trò chơi tiếp tục nếu ai đọc không đúng nhịp hoặc chậm sẽ bị phạt.
Lưu ý : NĐK phải vỗ tay hai cái theo nhịp trước khi nói
NĐK có thể thay đổi cách ói : Xin được hoãn
CT : Hoãn làm chi ?
NĐK : Hoãn để tìm
CT : Tìm cái chi ?
NĐK : tìm người đẹp.
10. HÁT HỎI( Hát nói theo thể tự do )
NĐK : Vui hôm nay bạn ( Hương ) mang theo gì đây ?
Người tên Hương : Tôi mang theo ( hoa Hồng ) xin anh em chớ cười
Tất cả : Ôi hoa hồng của bạn thật là hay hay hay
Lưu ý : Vật dụng mang theo, được mang cái tên có phụ âm giống tên của người được hỏi
Ví dụ : tên Hương thì mang theo hoa Hồng
Tên Quân thì mang theo cái quần
- Có thể thy thế cụm từ “ hay hay hay” bằng cụm từ khác
Ví dụ : hôi hôi hôi, vui vui vui…
- Người được hỏi sau khi nói đúng sẽ thay thế NĐK
Ví dụ : Sau khi nói đúng, Hương lai thay NĐK hỏi tiếp một bạn khác trong tập thể : “ Vui hôm nay bạn Quân mang theo gì đây ?”
Người tên Quân : “ Tôi mang theo cái Quần, xin anh em chớ cười”
Tất cả : ôi cái quần của bạn thật là hôi hôi hôi
Trò chơi tiếp tục cho đến khi ai đó mang đồ dùng có tên gọi mà phụ âm đầu không trùng với âm đầu của mình thì bị phạt.
11. GỌI THUYỀN Mỗi người tìm cho mình những hàng hoá có phụ âm hay nguyên âm đầu trùng với tên mình
NĐK nói mình chở thuyền gì ? sau đó gọi tên một người bất kỳ trong tập thể, người được gọi lại thay thế NĐK nói mình chở thuyền gì ?
Ví dụ : NĐK ( tên Sơn ) nói : Thuyền Sơn chở sọt, thuyền Huệ chở gì ?
Người tên Huệ : Thuyền Huệ chở Hổ, thuyền Quân chở gì ?
Ngươi tên Quân : Thuyền Quân chở quạt
12. THƯƠNG NHỚ GIẬN HỜN :Nói tên kèm phụ âm đầu hoặc nguyên âm đầu giống tên của người được gọi.
Ví dụ :
NĐK xướng : Tôi thương tôi thương
CT : Thương ai, thương ai ?
NĐK : Thương ( Thành tong teo )
Người tên Thành : Tôi nhớ, tôi nhớ
CT : Nhớ ai, nhớ ai ?
Người tên Thành : nhớ ( Hương hoa Hồng )
Lưu ý : Người được gọi sẽ thay thế NĐK để gọi tiếp người sau.
· Không gọi lại người đã gọi mình
· Những từ đã nói rồi, không được nói lại.
13. Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮCNgười chơi cùng đồng thanh nói và làm theo động tác của NĐK
“ Giơ tay ra nào
Mình nắm lấy cái vai
Mình lắc lưu cái mình
Ồ sao bé không lắc ( hai lắc )
Ừ muốn lắc thì lắc” ( hai lắc )
Lưu ý : NĐK chú ý đến động tác cho phù hợp
· Có thể thay thế “ nắm lấy cái vai” bằng động tác khác.
· Luôn luôn thay đổi động tác để gây phần nhộn nhịp, hào hứng
14. BẮC – TRUNG – NAMNĐK chia CT ra làm 3 nhóm :
NĐK : Chỉ nhóm 1
CT 1 : Bắc (đưa thẳng tay phải lên )
NĐK : Chỉ nhóm 2
CT 2 : Trung ( đưa thẳng tay phải lên )
NĐK : Chỉ nhóm 3
CT : Nam ( đưa thẳng tay phải lên )
NĐK : Bắc – Trung – Nam
Tất cả : Một nhà ( cho hai tay lên đầu và cùng bắt một bài hát bất kỳ )
15. TRỐNG – KÈN TÂYChia làm 3 nhóm và NĐK chỉ vào nhóm nào làm điễu bộ như đánh trống, thổi kèn thì nhóm đó cùng hát theo :
- Chỉ nhóm 1 : Bùm ra ta ta ( 2 lần )
- Chỉ nhóm 2 : Ta tá a ( 2 lần )
- Chỉ nhóm 3 : Bùm bùm bùm ( 2 l62n )
Lưu ý : NĐK cần phối hợp âm sao cho nhịp nhàng, sôi nổi.
16. NHẠC CỐC – LY
Phe A : Lấy muỗng hay nĩa gõ nhịp vào ly – chén
Phe B : Vỗ tay theo nhịp và hát : “ Đinh đồng”
Phe C : Dậm chân theo nhịp và hát : “ Đính đồng”
Lưu ý : Lúc này NĐK làm nhạc trưởng để chủ trì
(Huỳnh Toàn - SBĐ)
No comments:
Post a Comment