Phương hướng–Các loại định hướng Phần I

1) Định hướng bằng hướng gió:
Ở Việt Nam có 2 mùa gió chính, đó là:
a) Gió Nam (gió mùa hạ):
Gió thổi từ tháng 4 – 5 dương lịch đến tháng 10 – 11 dương lịch. Gió này thổi từ biển Đông hải vào lục địa theo chiều:
- Tây nam lên Đông bắc.
- Đông nam lên Tây Bắc.
Khi gió thổi thường mang theo mưa và gió đem hơi nước từ biển vào lục địa.
b) Gió bấc (gió mùa Đông):
Thổi từ tháng 10 -11 đến tháng 4 – 5 dương lịch. Gió nảy thổi từ lục địa ra biển theo chiều Đông bắc xuống Tây Nam. Gió khô ráo, không đem mưa tới.

ph2

Bảng sơ đồ hướng gió

2) Định hướng bằng gốc cây mọc:
- Trong các rừng cây thường ẩm ướt và thiếu ánh sáng mặt trời nên ở các gốc cây thường có rêu mọc. Muốn biết hướng Bắc là hướng nào, ta chỉ việc tìm đến các gốc cây to và quan sát, nếu thấy phía nào có rêu mọc và gốc cây ẩm thấp thì hướng đó là hướng Bắc.
- Trên các tảng đá lớn rêu thường mọc ở hướng Bắc.
- Các tán cây lớn phát triển mạnh về hướng Nam.
3) Định hướng bằng “Mặt trăng” :
Về ban đêm, ta có thể quan sát mặt trăng để định hướng. Trăng luôn luôn mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây. Có 3 loại.
a) Trăng thượng tuần:
Có màu vàng hiện từ ngày 1 – 14 âm lịch. Mặt trăng có hình lưỡi liềm, hai đầu nhọn quay về hướng Đông, gọi là trăng non. Vào khoảng 18 giờ thì trăng ở hướng Nam và khoảng 24 giờ thì trăng ở hướng Tây.
b) Trăng rằm:
Trăng tròn và sáng vào ngày 15, tròn nhất vào ngày 16. Vào khoảng 18 giờ trăng ở hướng Đông và khoảng 24 giờ thì trăng ở hướng Nam.
c) Trăng hạ tuần:
Trăng có hình bán nguyệt khuyết, 2 đầu nhọn và quay về hướng Tây. Trăng lên thậ muộn, khoảng 24 giờ trăng mới xuất hiện ở hướng Đông và 6 giờ ở hướng Tây.

new_of_new_of_h24

Vị trí của mặt trăng trên bầu trời thay đổi theo tuần trăng ( chu kỳ mặt trăng quay quanh trái đất). Dân gian ta có câu:
Đầu trăng, trăng khuyết đằng Đông.
Cuối trăng, trăng khuyết đằng Tây.
Hoặc đơn gian, ta có thể nhớ câu là:
Đầu tháng Tây trắng.
Cuối tháng Tây đen.
Câu này các bạn không áp dụng khi trăng tròn. Nếu nhìn lên bầu trời đêm mà thấy trăng có hình lưỡi liềm thì bạn xem bây giờ là đầu tháng âm lịch hay cuối tháng âm lịch. Nếu là đầu tháng âm lịch thì phần sáng của trăng sẽ chỉ hướng Tây. Nếu là cuối tháng âm lịch thì sáng của trăng sẽ chỉ hướng Đông.
* Tuần trăng:
1    2     3      4      5      6      7      8
clip_image006

1. Trăng non: New moon.
2. Trăng lưỡi liềm: New Crescent.
3. Trăng thượng tuần: Frist Quarter.
4. Trăng khuyết: Waning Gibbous.
5. Trăng tròn: Full moon
6. Trăng khuyết: Waning Gibbous.
7. Trăng hạ tuần: Last Quarter.
8. Trăng lưỡi liềm: Old Crescent.

1-moon-PHz


4) Định hướng bằng bóng nắng:
a. Phương pháp bóng nắng vòng tròn:
Trên một tờ giấy trắng ta vẽ đường tròn tâm O, kẻ 2 đường kính vuông góc, cắt đường tròn tại 4 điểm lần lượt Đông, Nam, Tây, Bắc (như hình vẽ). Tại Đông ta ghi 6 giờ, tại Nam ghi 12 giờ , Tây ghi 18 giờ, Bắc ghi 24 giờ. Rồi ta chia khoảng cách đều với giờ tương ứng như mặt đồng hồ.
Muốn biết phương hướng ta dùng que đặt vào một điểm trong vòng tròn, trùng với giờ đồng hồ đeo tay (thì dụ 8 giờ) rồi ta xoay vòng tròn tờ giấy sao cho bóng cây que chạy qua tâm vòng tròn tại vị trí mới của tờ giấy thì lúc này bóng cây que và hướng ghi sẵn trên tờ giấy cho ta hướng muốn tìm. Ơ phương pháp này phải cần đồng hồ khá chính xác để thực hiện đạt hiệu quả cao.

tải xuống

 
b. Phương pháp dùng gậy và bóng nắng(Owendoff):

c2
Owendoff là một nhà phi công người Anh, ông đã nghiên cứu được một phương pháp xác định phương hướng bằng cách phối hợp giữa gậy và bóng nắng. Phương pháp này đã được ông thử nghiệm nhiều lần ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày và tại nhiều vị trí khác nhau trên trái đất. Kết quả cuối cùng chính xác gần như tuyệt đối.
Các bước thực hiện như sau:
- Cắm một gậy (có chiều cao từ 0.6m đến 1.2m là thích hợp nhất) xuống đất, đỉnh bóng ban đầu của
gậy ta đặt là T. (HÌNH 1)
- Đợi khoảng 15 phút sau, bóng gậy sẽ khác đi. Đỉnh bóng của gậy lúc này ta sẽ đặt là Đ. (HÌNH 2)
- Nối T với Đ, ta sẽ có đoạn thẳng TĐ với đầu T chỉ hướng Tây và đầu Đ chỉ hướng Đông.
- Dựa trên trục Đông – Tây, ta dễ dàng dùng hoa phương hướng xác định các hướng còn lại.
c. Phương pháp cây không bóng:
Đây là phương pháp tiện lợi khi không có đồng hồ hay địa bàn. Ta dùng một cây gậy dài khoảng 1m cắm xuống đất, cho đầu gậy hướng về mặt trời, không để cho bóng cây lộ ra. Khoảng 10 phút sau, mặt trời di chuyển và bóng gậy in trên mặt đất. Bóng này chỉ cho ta biết hướng Đông phải tìm.

images


5) Phương pháp dùng đồng hồ có kim chỉ giờ và mặt trời.
Đặt đồng hồ trên mặt đất phẳng, nằm ngang và xoay mặt đồng hồ sao cho kim ngắn A (kim giờ) trùng với bóng cây cắm phía ngoài. Kẻ đường phân giác OI của góc AOB (B là số 12 và O là trục kim đồng hồ). Nếu là buổi sáng, đường phân giác OI sẽ xác định hướng Nam (tính theo chiều kim đồng hồ). Nếu là buổi chiều, đường phân giác OI sẽ xác định hướng Bắc (tính theo ngược chiều kim đồng hồ.
Chú ý: Nếu là Nam bán cầu thì bạn sẽ tính ngược lại.

clip_image013

No comments:

Post a Comment