Stellarium - Phần mềm giả lập bầu trời sao Phần II

IV.Zoom in and out:
- Trước khi để các bạn tự khám phá kĩ năng này mình có một yêu cầu nho nhỏ thế này nha: vì bầu trời sao luôn thay đổi theo thời gian nên để tiện hướng dẫn, các bạn hãy lên cỗ máy thời gian và chỉnh về thời điểm 19h00m00s ngày 21/2/2012 nhé Đồng bộ hóa thời gian nào!!! 5..4..3..2..1...

-Hãy quay mặt về hướng Tây, bạn có thấy Mộc tinh-JupiterKim tinh (sao Hôm)-Venus đang tỏa sáng không?




-Click chuột trái lên Mộc tinh. Khi đối tượng đã được định vị, bạn sẽ thấy 1 bảng thông tin hiện ra ở góc trái phía trên màn hình. Tạm thời chúng ta chưa cần quan tâm vội đến các thông tin này nhé! -Bây giờ, các bạn hãy từ từ cuộn (scroll) bánh xe nhỏ ở giữa chuột lên trên. Nếu chuột của bạn không có bánh xe cuộn này, hãy ấn nhẹ và nhả phím Page Up từng chút một. Lúc này, các ngôi sao xung quanh Mộc tinh sẽ dần dần "dãn" hết ra xa. Bạn đang zoom lại gần Mộc tinh đây! Stellarium còn tạo cho bạn 1 chiếc kính thiên văn vạn năng nữa Hãy "kéo" Mộc tinh vào chính giữa màn hình trong khi bạn đang zoom in.

-Nếu bạn không thấy ảnh sao Mộc, hãy đợi trong giây lát để Stellarium load hình lên.


Đó chính là 4 vệ tinh Galilei của sao Mộc: Ganymede, Europa, Io và Callisto. Vào ngày 7/1/1609, nhà bác học người Ý Galileo Galilei đã hướng chiếc kính thiên văn khúc xạ đầu tay của mình-và cũng là một trong những chiếc kính thiên văn đầu tiên được chế tạo trong lịch sử nhân loại- về phía sao Mộc và tìm ra 4 vệ tinh của nó. Đây là một bước ngoặt trong lịch sử thiên văn học nói riêng và khoa học tự nhiên nói chung, bởi nó là bằng chứng vô cùng quan trọng chứng tỏ Trái Đất không phải là trung tâm của vũ trụ như người ta tưởng, từ đó thay đổi hoàn toàn quan niệm của con người về vũ trụ và mở ra kỉ nguyên của thiên văn học quan sát...

-Để cố định sao Mộc lại một chỗ cho chúng ta "săm soi", bạn hãy click vào nút Center on selected object ở thanh Menu dưới.



Trên thực tế đối với một chiếc kính thiên văn có độ phóng đại lớn, bạn sẽ phải liên tục chỉnh lại kính sao cho mục tiêu vẫn nằm trong tầm ngắm. Để khắc phục hiện tượng này người ta sẽ sử dụng chân đế xích đạo (sẽ update link) và motor bám nhật động (sẽ update link), giúp cho kính có thể quay theo cùng với Trái Đất và bắt kịp mục tiêu.
-Nếu muốn zoom out, bạn hãy cuộn bánh xe ở giữa chuột xuống dưới (scroll down), hoặc ấn phím Page Down.
Sau khi đã mãn nhãn với sao Mộc, bạn có thể tiếp tục tham quan các vệ tinh của nó. Bật mí nha: Mộc tinh còn rất nhiều vệ tinh khác mà ngày xưa Galilei chưa phát hiện ra đấy

V.Các chòm sao: 
Giống như khi nhìn lên những đám mây bạn có thể tưởng tượng ra đủ hình thù kì ảo, người xưa khi ngắm nhìn các ngôi sao trên bầu trời cũng "nối" chúng lại với nhau thành từng nhóm, tạo thành những hình thù đặc trưng theo trí tưởng tượng của mình. Đó là các chòm sao (constellation). 
Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU) phân chia bầu trời thành 88 chòm sao và sự phân chia này được sử dụng một cách chính thức trong các tài liệu khoa học. Chúng ta cũng thường xuyên bắt gặp cách phân chia này trong việc "ngắm sao" ngày nay 
-Click chuột vào nút Constellation lines, bạn sẽ thấy đường nối các chòm sao hiện lên trên bầu trời. Nhớ đừng quên ấn nút Constellation labels để biết tên các chòm sao đó.


-Ấn tiếp nút Constellation art


Các chòm sao này chủ yếu được đặt tên theo thần thoại Hy Lạp cổ do Ptolemy phân chia từ thế kỉ II SCN. Số còn lại được phân chia vào thế kỉ 17, 18.
Trên thực tế, các chòm sao này được phân chia không chỉ để thỏa mãn trí tưởng tượng của chúng ta mỗi khi quan sát bầu trời đêm mà còn phục vụ mục đích khoa học chuyên sâu. Để tiện cho việc quản lý vị trí, "quy hoạch" các thiên thể và hiện tượng thiên văn, các chòm sao không phải chỉ đơn giản được "nối" lại thành những đường nét đâu nhé! Chúng còn được các nhà thiên văn học "phân lô" cụ thể (kín cả bầu trời luôn ko sót chỗ nào)
- Bạn hãy vào Sky and Viewing options window, trong mục Markings/ Constellations chọn Show boundaries. (Lúc này để khỏi bị rối bạn có thể tắt bớt phần Constellation art, labels hay lines tùy ý)



VI. Các cung hoàng đạo:
 Dạo này thấy các bạn suốt ngày nói mình thuộc cung Hoàng đạo Song Ngư, Cự giải, Kim Ngưu... này nọ, nhưng có lẽ các bạn chẳng biết chòm sao của mình nằm ở đâu trên bầu trời hay tại sao ngày sinh của mình lại liên quan tới các chòm sao Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này nhé! - Nào, hãy nhảy lên cỗ máy thời gian rồi chỉnh về ngày sinh nhật bạn. Tuy nhiên hãy chỉnh về năm 0 và giờ phút về ban ngày nhé!. 
VD: Ngày 10/5 là cung Kim Ngưu chẳng hạn 


- Bật các chức năng Constellation lines, Constellation labels và Show boundaries lên rồi nhìn về phía Mặt Trời đi


Bạn đã thấy chòm sao Hoàng đạo của mình chưa?

Hoàng đạo có nghĩa là "Đường đi của Mặt Trời". Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời nên mỗi ngày trôi qua, bạn sẽ thấy vị trí của Mặt Trời trên bầu trời thay đổi chút xíu.
-Hãy thử tăng dần Ngày lên, bạn sẽ thấy điều này.
Cứ như vậy, trong 1 năm, khi Trái Đất chuyển động được 1 vòng quanh Mặt Trời, thì nhìn lên bầu trời ta cũng thấy Mặt Trời lượn được đúng 1 vòng qua các chòm sao rồi lại quay về vị trí cũ.
-Thử tăng dần Tháng coi có đúng thế ko
Bạn thấy đấy, trong vòng 1 năm Mặt Trời sẽ lần lượt đi qua 12 chòm sao nhất định, tạo thành 12 cung trong vòng tròn Hoàng đạo. Theo các nhà thiên văn học cổ đại, ai sinh ra trong thời gian Mặt Trời đi qua chòm sao nào thì họ sẽ được chòm sao đó chiếu mệnh và tính cách của họ cũng bị chòm sao ảnh hưởng nhiều.
Lâu nay các bạn coi bói theo cung Hoàng đạo có thấy chuẩn ko?
-Bây giờ thì vặn đồng hồ về đúng cái ngày tháng năm bạn được sinh ra nhé! Nhớ chỉnh đúng năm đấy!
Giả sử ngày 10/5/1993.
Rồi bây giờ thì nhìn về phía Mặt Trời đi


Về mặt lý thuyết, cung Hoàng đạo của trên là Taurus nhưng trên thực tế rõ ràng là Aries. Tại sao lại thế?
Do hiện tượng Tiến động (trục của Trái đất "lắc lư" theo chu kỳ 26000 năm trong quá trình tự quay) nên sau khi lượn 1 vòng Hoàng đạo, Mặt Trời không quay về đúng vị trí trên trời như năm trước mà có lệch đi tí chút.
Các cung Hoàng Đạo được phân chia từ thời cổ đại cách đây hơn 3500 năm nên đến ngày nay đã có sự sai khác lớn.
-Hãy thử tăng số Năm lên theo từng thế kỉ, bạn sẽ thấy sự sai khác này.
Thế nhưng vấn đề ở đây chính là sự khác biệt giữa 2 ngành Chiêm tinh học (astrology) và Thiên văn học (astronomy). 2 ngành này đều có chung nguồn gốc từ việc quan sát bầu trời, nhưng về sau Chiêm tinh học đi theo hướng bói toán đoán mệnh nên rốt cục không cần nhìn lên trời người ta cũng "phán" được, còn Thiên văn học trở thành 1 ngành khoa học thực sự.
( Sưu tầm)

No comments:

Post a Comment